Điều trị và phòng ngừa bệnh sốt Q

Sốt Q là bệnh do vi khuẩn Coxiella burnetii gây nên, thường tự khỏi. Khống chế bệnh chủ yếu bằng cách loại trừ nguồn lây, theo dõi người tiếp xúc và điều trị bằng kháng sinh cho những người mắc bệnh.

1. Bệnh sốt Q là gì?

Sốt Q (Q fever) là bệnh do vi khuẩn Coxiella burnetii gây nên. Đây là một bệnh động vật truyền sang người, ổ chứa gặp nhiều nhất là gia súc cừu, dê, trâu, bò, chó, mèo và một số động vật hoang dã khác. Động vật bị nhiễm, kể cả cừu, mèo nhà thường không có triệu chứng nhưng chứa một số lượng mầm bệnh. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người.

Sốt Q là bệnh lưu hành địa phương tại những nơi có ổ chứa động vật, gây bệnh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với con vật nhiễm bệnh.

Do đó, những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao thường là các bộ thú y, công nhân lò mổ và những người chăn cừu, dê, đôi khi ở nơi chế biến bơ sữa,... và ở những khu vực chăn nuôi gia súc, đóng gói, chế biến thịt, ở phòng xét nghiệm chẩn đoán, ở cơ sở y tế sử dụng cừu để nghiên cứu.

Bệnh sốt Q có nguy hiểm không
Sốt Q là bệnh lưu hành địa phương tại những nơi có ổ chứa động vật

2. Vi khuẩn Coxiella burnetii

Mặc dù ổ chứa bệnh trên gia súc nhưng chúng có khả năng lây nhiễm khá cao sang người. Tác nhân chính là vi khuẩn Coxiella burnetii thuộc họ Rickettsiae, loại vi khuẩn này sống bắt buộc ký sinh nội bào, nên có sức đề kháng và chịu đựng rất cao đối với tác dụng các chất sát khuẩn.

Vi khuẩn này sống rất “dai” trong điều kiện môi sinh khắc nghiệt nhất, chúng có thể chịu đựng dưới điều kiện khô hạn cao, rất dễ gây bệnh ở người, sức lây nhiễm mạnh. Chu trình phát triển của vi khuẩn phải thông qua một con ve.

3. Đặc điểm của bệnh sốt Q

Khi bị nhiễm vi khuẩn Coxiella burnetii, thời kỳ ủ bệnh dao động khoảng 9–40 ngày, phụ thuộc vào mức độ liều nhiễm khuẩn.

Bệnh được biểu hiện bằng các triệu chứng tương tự bệnh cúm như: sốt nóng, khó chịu trong người, nhức mỏi bắp cơ, chán ăn, nôn mửa, nhức đầu dữ dội, ho và viêm phổi. Ở một số trường hợp, viêm phổi có thể được phát hiện bằng X-quang với biểu hiện lâm sàng ho, khạc đờm, đau ngực. Kiểm tra chức năng gan thường có biến đổi. Tuy nhiên, sốt Q hiếm khi gây viêm gan.

Bệnh có thể khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị. Nếu nếu kéo dài trên 5-6 tháng, bệnh có thể trở thành mạn tính. Thể mạn tính của sốt Q thường biểu hiện tình trạng viêm nội tâm mạc, có thể xảy ra vài tháng đến vài năm sau, thường là tử vong nếu không điều trị. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp tỷ lệ tử vong giảm còn khoảng 10%.

Đa phần bệnh tự khỏi, những người bình phục hoàn toàn có thể miễn dịch suốt đời. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể có miễn dịch bền vững suốt đời, trong đó miễn dịch trung gian tế bào tồn tại lâu hơn miễn dịch dịch thể.

4. Điều trị sốt Q

Nói chung, khi bị sốt Q, điều trị đặc hiệu bằng cách uống Tetraxycline hoặc Chloramphenicol liên tục đến khi hết sốt vài ngày, nếu mắc bệnh lại thì uống tiếp thuốc đến khi khỏi bệnh.

Sốt Q thể cấp tính có thể dùng kháng sinh, rất đặc hiệu nếu nếu được sử dụng sớm trong ba ngày đầu khi bệnh vừa biểu hiện. Khoảng 30-50% bệnh nhân có biểu hiện như trên sẽ phát triển bệnh thành viêm phổi; phần lớn bệnh nhân có kết quả chức năng gan bình thường, một số khác có thể bị viêm gan thể hạt vòng, đa số bệnh nhân bình phục trong vài tháng mà không cần chữa trị gì. Chỉ khoảng 1-2% người bị sốt Q cấp tính tử vong.

4.1. Điều trị sốt Q cấp tính

Sốt Q là bệnh gây ra do vi khuẩn. Điều trị sốt Q cấp tính bằng các kháng sinh rất đặc hiệu và mang lại kết quả tốt và được khuyến cáo bởi các chuyên gia.

Các kháng sinh thường dùng là các loại Doxycycline, Tetracycline, Chloramphenicol, Ciprofloxacin, Ofloxacine, Hydroxychloroquine.

4.2. Điều trị sốt Q mạn tính

Thể mạn tính điều trị sẽ khó hơn và có thể đòi hỏi điều trị liệu trình đến 4 năm bằng thuốc Doxycycline và nhóm Quinolones hoặc nhóm Doxycycline với Hydroxychloroquine.

Sốt Q mãn tính có đặc trưng là kéo dài 5-6 tháng, tuy không phổ biến nhưng lại nghiêm trọng hơn dạng sốt Q cấp tính. Một biến chứng nghiêm trọng của sốt Q là viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, khoảng 65% người bị sốt Q mãn tính nếu không được điều trị sẽ có thể tử vong vì bệnh này.

Nếu viêm nội tâm mạc mạn tính thì thường dùng kết hợp Tetraxyclin và Rifampycin hoặc dùng Quinolon như Ciprofloxacin rất hiệu quả nhưng không nên dùng cho trẻ em.

4.3. Điều trị sốt Q trên phụ nữ mang thai

Sốt Q trên cơ địa phụ nữ mang thai đặc biệt khó điều trị vì Doxycycline và Ciprofloxacin đều bị chống chỉ định trên phụ nữ mang thai và điều trị cần thay thế bằng Co-trimoxazole thời gian 5 tuần.

Thuốc
Sốt Q có thể được điều trị đặc hiệu bằng cách uống Tetraxycline hoặc Chloramphenicol liên tục đến khi hết sốt vài ngày

5. Một số biện pháp phòng bệnh sốt Q

Một số biện pháp giúp phòng bệnh sốt Q:

Giáo dục cộng đồng về tác nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm, sự cần thiết phải tiệt khuẩn đúng phương pháp và huỷ bỏ những động vật nhiễm khuẩn, hạn chế đi đến các chuồng trại nuôi bò, cừu, dê và các phòng thí nghiệm có động vật mắc bệnh, thực hiện biện pháp khử khuẩn sữa động vật;

Tiêm vaccine phòng bệnh sốt Q

  • Nhóm đối tượng có nguy cơ cao, phải tiếp xúc hằng ngày với động vật, đặc biệt là dê, cừu đang có thai, được khuyến cáo nên tiêm vắc xin chống nhiễm chủng vi khuẩn Coxiella burnetii. Mặt khác, những người có tiền sử bệnh van tim hay đã thay van tim nên thận trọng với những khu vực chăn nuôi cừu, dê và gia cầm.
  • Bệnh nhân buộc phải thử test trước khi tiêm để xác định có miễn dịch tồn tại hay chăng và tác dụng phụ nếu có. Sau khi dùng liều đàu tiên duy nhất, miễn dịch sẽ kéo dài nhiều năm, việc tiêm nhắc lại vaccine nói chung không cần thiết song việc sàng lọc bệnh hàng năm là cần khuyến cáo.

Quần áo bẩn trong phòng thí nghiệm có động vật nguy cơ nhiễm bệnh cao thì phải có tủ đựng riêng và nơi giặt thích hợp để đề phòng bệnh cho người thợ giặt. Nơi nuôi giữ cừu phải ở xa khu dân cư và thực hiện các biện pháp đề phòng sự lây nhiễm theo các luồng không khí sang các khu dân cư khác.

Hạn chế người đến tham quan các nơi nuôi động vật nhiễm bệnh. Nên cảnh báo khách thăm trại chăn nuôi về hiểm họa của vi khuẩn C. burnetii, và cần đề phòng, tránh sờ mó, tiếp xúc với các thú vật trong thời gian chúng đẻ. Phụ nữ đang mang thai thì cần phải cẩn thận hơn nữa.

Khống chế bệnh chủ yếu bằng cách loại trừ nguồn lây, theo dõi người tiếp xúc và điều trị bằng kháng sinh cho những người mắc bệnh.

Kiểm soát nhập khẩu dê, cừu, trâu, bò và các sản phẩm, chất tiết của chúng.

Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Nguyên nhân là vì ăn thịt không chín, hoặc sử dụng sữa tươi của con vật bị bệnh cũng là đường lây nhiễm thuận lợi.

Khử khuẩn sữa bò, dê, cừu hoặc có thể đun sôi để làm bất hoạt vi khuẩn.

Vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp và dụng cụ bảo vệ khi phải tiếp xúc trực tiếp với con vật và các sinh phẩm từ những loại động vật có nguy cơ cao này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

643 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan