Hội chứng ruột kích thích điều trị thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là hội chứng đại tràng kích thích. Bệnh tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây khá nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

1. Khái quát về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (còn gọi là hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng,...) gồm một nhóm rối loạn chức năng đường tiêu hóa mạn tính, hay tái phát. Đây là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới với tỷ lệ mắc bệnh là 15 – 20%, chủ yếu ở nhóm tuổi 40 – 60 và thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các bác sĩ cho biết một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích là stress, ăn uống không điều độ, nhiễm trùng ruột,...

Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng đại tràng kích thích là đau bụng ít nhất 1 ngày mỗi tuần trong 3 tháng, thay đổi số lần đi đại tiện, thay đổi hình dạng phân, tiểu khó, tiểu gấp, rối loạn kinh nguyệt, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, trầm cảm, hen phế quản, chóng mặt, đau ngực,...

2. Hội chứng ruột kích thích điều trị như thế nào?

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường. Các triệu chứng bệnh thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm. Việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cụ thể là:

2.1 Liệu pháp tâm lý

Để điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả, bác sĩ cần tạo được sự tin tưởng với người bệnh. Những lưu ý quan trọng là:

  • Biết lắng nghe, trấn an bệnh nhân, giải quyết những lo lắng, muộn phiền của người bệnh.
  • Giải thích rõ ràng, tường tận về bệnh sinh, bệnh sử tự nhiên của hội chứng ruột kích thích: đây không phải bệnh có tổn thương thực thể tại ruột, là bệnh lành tính nhưng mạn tính, có những đợt biểu hiện rầm rộ nhưng có đợt bệnh không có triệu chứng.
  • Giải thích cho người bệnh biết về phương hướng điều trị là tập trung kiểm soát các triệu chứng khó chịu và việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ giúp làm giảm đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Khám tổng quát nữ
Lắng nghe và giải thích về hội chứng ruột kích thích cũng như phương hướng điều trị cho bệnh nhân

2.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Khi mắc bệnh đại tràng co thắt, người bệnh nên lưu ý tới chế độ ăn như sau:

  • Hạn chế thức ăn không dung nạp, khó tiêu, gây tiêu chảy và đau bụng như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, đồ uống nhiều đường và có ga, hoa quả nhiều đường, chất kích thích, thức ăn để lâu, được bảo quản không tốt,...
  • Nếu bị táo bón, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau quả tươi, tránh thức ăn khô, nước mắm, đồ nhiều gia vị,... vì dễ gây táo bón.
  • Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh căng thẳng thần kinh, tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục, đi bộ buổi sáng,...
  • Luyện tập chế độ đại tiện một lần trong ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy.

2.3 Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?

Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt nhưng không cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thì người bệnh cần phải điều trị bằng thuốc. Tùy từng triệu chứng nổi trội của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp: thuốc chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống táo bón, thuốc chống đầy hơi hay thuốc an thần.

Thuốc điều trị tiêu chảy:

  • Thuốc chống tiêu chảy: Imodium, Diarsed, Questran.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Actapulgite, Smecta, Bismuth.
  • Kháng sinh Rifaximin.
  • Vi khuẩn thay thế: Antibio, Lacteol, Enterogermina.

Thuốc điều trị táo bón

  • Thuốc trị táo bón tạo khối: các thuốc chứa chất xơ, chất sợi từ hạt củ, quả; chất nhầy như rau câu, cám lúa mì như Igol, Equate, Normacol,... Các thuốc này thích hợp với những người ít ăn rau củ, trái cây nhưng không phù hợp với người uống ít nước.
  • Thuốc trị táo bón thẩm thấu: có tác dụng kéo nước vào lòng ruột, giữ nước, làm mềm phân: Forlax, Lactulose, Sorbitol, Magie Sulfat,...
  • Thuốc kích thích chức năng vận động bài tiết của ruột: lô hội, Bisacodyl, muồng trâu, picosulfat,...
  • Thuốc Lubiprostone, Linaclotide, Eluxadolin.
Thuốc
Sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích dưới sự hướng dẫn của bác sĩ

Chú ý: không nên lạm dụng và dùng thuốc trị táo bón kéo dài.

Thuốc chống co thắt điều trị đau bụng và chướng bụng

  • Thuốc kháng Cholinergic: Atropin, Buscopan.
  • Thuốc chống co thắt hướng cơ trơn: Meteospasmyl, Sapmaverin, Duspatalin,...

Nhóm thuốc triển vọng mới: tác dụng trên thụ thể 5-HT

  • Thuốc đối vận 5-HT có tác dụng trị tiêu chảy: Alosetron, Cilansetron.
  • Thuốc đồng vận 5-HT có tác dụng trị táo bón: Prucalopride, Tegaserod,...

Nhóm thuốc chống trầm cảm

Khi bệnh nhân bị đau hoặc trầm cảm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc tái hấp thu Serotonin chọn lọc chất ức chế. Các loại thuốc này giúp giảm trầm cảm, ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển ruột.Nếu sau điều trị, triệu chứng tiêu chảy, đau bụng không đỡ, bị sụt cân, đi tiêu ra máu bầm, máu tươi, nuốt khó, nôn ói không rõ nguyên nhân,... thì bệnh nhân nên đi khám ngay lập tức tại các bệnh viện uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương án điều trị tích cực, hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

50.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Hội chứng ruột kích thích
    Hội chứng ruột kích thích liên quan đến các bệnh lý nào?

    Hội chứng ruột kích thích là rối loạn tiêu hóa hay gặp, gây nên các rối loạn tiêu hóa mạn tính, tình trạng kéo dài ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, tâm lý của bệnh nhân.

    Đọc thêm
  • ăn gì để hết táo bón
    Nguyên nhân táo bón lâu năm như thế nào?

    Chào bác sĩ, Cháu bị táo bón lâu năm rồi. Cháu không hiểu sao mà dù có ăn nhiều chất xơ, vận động nhiều và uống đủ nước nhưng vẫn không khá hơn. Bác sĩ cho cháu hỏi nguyên nhân ...

    Đọc thêm
  • beclorax
    Công dụng thuốc Beclorax

    Thuốc Beclorax có chứa thành phần chính là Alverine citrate hàm lượng 40mg. Đây là một thuốc chống co thắt cơ trơn được sử dụng trong điều trị các bệnh lý đau ở đường tiêu hóa, tiết niệu và sinh ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Trimespa
    Công dụng thuốc Trimespa

    Trimespa 100 là thuốc tác động lên đường tiêu hóa, thường được chỉ định trong các bệnh lý co thắt đường tiêu hóa. Vậy thuốc Trimespa chữa bệnh gì và cần lưu ý gì để sử dụng thuốc đạt hiệu ...

    Đọc thêm
  • opespasm
    Công dụng thuốc Opespasm

    Opespasm thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, chứa hoạt chất chính là Drotaverin HCl hàm lượng 40mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên. Cùng tham khảo một số ...

    Đọc thêm