Hướng dẫn cho con bú với người mẹ mắc thủy đậu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nếu bà mẹ bị thủy đậu, để tránh lây bệnh cho con, mẹ cần kiêng cho bé bú trực tiếp từ vú mẹ, sau khi khỏi bệnh bà mẹ lại có thể cho em bé bú như bình thường.

1. Cách chữa bệnh thủy đậu cho mẹ đang cho con bú

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do một loại virus là Varicella – Zoster gây ra. Bệnh thủy đậu rất dễ bị lây nhiễm, chủ yếu thông qua đường hô hấp khi hai người tiếp xúc, nói chuyện với nhau. Khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì dịch tiết có chứa virus sẽ bắn ra, nếu người khác hít phải dịch tiết này thì cũng sẽ nhiễm bệnh. Đồng thời thủy đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi người lành tiếp xúc với mụn nước bị vỡ ra hoặc các vết loét trên da người mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu là bệnh do virus gây ra, nếu không có bị bội nhiễm vi trùng (với biểu hiện là sưng nóng đỏ đau, chảy mủ) thì không cần phải uống kháng sinh. Để ngừa nhiễm khuẩn với các nốt thủy đậu đã vỡ, và cả khi chưa vỡ thì cần bôi xanh methylen, đỏ eosin, thuốc tím... Để bệnh mau khỏi, bệnh nhân cần ăn đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi, nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng, thoáng. Thay quần áo 2 lần mỗi ngày và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng kín gió.

Phụ nữ
Để nhanh khỏi, bệnh nhân nên nghỉ ngơi hợp lý

2. Cho con bú khi mẹ bị thủy đậu

Về chuyên môn, cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ lây bệnh, đặc biệt là từ những người chăm sóc trực tiếp cho bé như ông bà, cha mẹ. Giai đoạn ủ bệnh, trước khi người bệnh nổi mụn nước 2- 3 ngày là thời điểm dễ lây nhất, sau đó là trong khoảng 2 tuần khi đang nổi mụn nước.

Đối với những mẹ đang cho con bú bị thủy đậu, trong thời gian mắc bệnh, mẹ nên áp dụng những nguyên tắc như:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt
  • Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và giảm các nguy cơ biến chứng thủy đậu, uống nhiều nước...
  • Uống nhiều nước cam, chanh để tăng cường vitamin C

Trong toàn bộ thời gian bị bệnh hãy cách ly hoàn toàn với bé nếu như quan sát thấy bé chưa có dấu hiệu bị lây bệnh. Thủy đậu được coi là bệnh lành tính song chúng cũng để lại những biến chứng nhất định, bạn không được chủ quan coi thường.

Tuyệt đối không được gãi lên vết mụn thủy đậu kẻo sẽ làm chúng lây lan nhanh hơn, nếu ngứa quá không chịu được thì có thể dùng dung dịch xanh Methylen 1% bôi ngày 2 lần.

Thủy đậu bôi Xanh Methylen
Thủy đậu có thể bôi Xanh Methylen giúp sát trùng, chóng lành vết thương

Trong thời gian người mẹ còn đang nổi mụn nước thì nên cho con ngủ riêng, cách ly với mẹ. Nếu bà mẹ đang uống các loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ cho con bú thì cũng không nên cho con bú. Nếu có những biện pháp kiêng cữ và giữ gìn vệ sinh cẩn thận, bệnh sẽ tự hết sau khoảng 10 -15 ngày từ ngày sốt phát ban. Sau khi khỏi bệnh bà mẹ lại có thể cho em bé bú như bình thường mà không sợ thuốc ảnh hưởng đến bé vì lúc đó thuốc đã bán hủy và đào thải ra ngoài cơ thể mẹ.

Nếu bà mẹ bị thủy đậu, để tránh lây bệnh cho con, mẹ cần kiêng cho bé bú trực tiếp từ vú mẹ. Mẹ bị thủy đậu trong giai đoạn đang cho bé bú sữa thì vẫn có thể cho bé bú sữa nhưng cần phải rất thận trọng khi cho bé bú. Khi cho bé bú sữa, mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Nếu mẹ đang bị thủy đậu ở trong giai đoạn đầu thì mẹ nên vắt sữa ra bình và nhờ người khác cho bé bú. Hạn chế sự tiếp xúc giữa mẹ và bé, tốt nhất là cho bé ngủ riêng và cách ly mẹ. Vì bé còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên mẹ cần chú ý tới việc phòng ngừa bệnh lây nhiễm cho bé.
  • Nếu bé không chịu bình mà chỉ bú mẹ trực tiếp thì bạn cần phải mang khẩu trang khi cho bé bú. Đặc biệt, hạn chế nói chuyện và tiếp xúc nhiều với trẻ để hạn chế các dịch tiết bắn ra. Ngoài ra, mẹ cũng phải chú ý là không để bé cọ xát vào những nốt đậu làm vỡ và nước dịch này dính vào người bé sẽ khiến bé cho bị lây nhiễm bệnh.
  • Nên cho con ngủ riêng, cách ly với mẹ.
  • Hạn chế nói chuyện với con hoặc phải đeo khẩu trang để phòng dịch tiết bắn ra.
  • Thận trọng đừng để bé cọ sát làm vỡ các nốt mụn nước và nước dịch này dính vào người bé khiến bé bị lây nhiễm.
  • Cắt móng tay của bé để tránh trường hợp bé dùng móng cào và làm bong các vết rạ, dịch tiết ra sẽ làm bé bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất vẫn là các bà mẹ nên tiêm phòng thủy đậu trước khi có con (nếu chưa từng bị). Vì mẹ có chích ngừa và cho con bú thì kháng thể sẽ theo đường sữa vào cơ thể bé, bảo vệ bé trong 12 tháng đầu đời, dù có tiếp xúc với mầm bệnh.

Những phụ nữ chưa tiêm phòng nhưng bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ ảnh hưởng nặng nề cho thai nhi như bị thủy đậu bẩm sinh, đa dị tật, tim, mắt, sảy thai... Người mẹ sau đó cũng rất dễ bị viêm phổi. Để trẻ tránh bị mắc bệnh thủy đậu, trẻ từ 1 tuổi trở lên cũng nên được chích ngừa thủy đậu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan