Hướng dẫn phòng ngừa biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh thận đái tháo đường nằm trong nhóm biến chứng mạch máu nhỏ của đái tháo đường. Các biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm biến chứng ở cầu thận, bệnh lý xơ vữa mạch máu ở thận, bệnh lý nhiễm trùng ở thận và đường niệu. Để hiểu rõ về biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường và cách phòng ngừa biến chứng, mời bạn đọc tham khảo nội dung chia sẻ dưới đây.

1. Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Bệnh thận đái tháo đường là một biến chứng tiểu đường xảy ra ở thận. Có khoảng 40% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng bệnh thận. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn giai đoạn cuối.

Bệnh có các đặc điểm sau:

  • Tiểu albumin liên tục (trên 300mg/ngày), ít nhất 2 lần trong vòng 3 - 6 tháng.
  • Chức năng lọc thải chất độc của thận giảm dần.
  • Tăng huyết áp, có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu (với người bệnh tiểu đường type 2) hoặc giai đoạn sau.

2. Biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh thận do đái tháo đường gây ra nhiều hệ lụy như:

  • Gây nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt là ở phụ nữ và người bị tồn đọng nước tiểu ở bàng quang.
  • Gây xơ vữa động mạch nặng ở động mạch thận và tình trạng thiếu nước kèm theo có thể dẫn tới nguy cơ tắc mạch máu nuôi thận (nhồi máu thận).
  • Hoại tử gai thận hoặc nhú thận xảy ra ở bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu trên. Bệnh nhân bị sốt cao, tiểu ra máu và có thể bị suy thận cấp.
biến chứng thận
Gây xơ vữa động mạch nặng ở động mạch thận

3. Nguyên nhân gây biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Đó là:

  • Tăng đường huyết: Là yếu tố khiến tổn thương thận phát triển nhanh hơn. Trong khi đó, nếu đường huyết ổn định thì tình trạng tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ diễn ra chậm hơn.
  • Tăng lọc cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp đều sẽ thúc đẩy tiến triển bệnh thận đái tháo đường.
  • Di truyền: Bệnh nhân đái tháo đường trong gia đình có tiền căn tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch có nguy cơ cao mắc biến chứng thận.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Tăng lipid máu, hút thuốc lá, thời gian dài mắc tiểu đường, nhẹ cân lúc mới sinh,...

4. Hướng dẫn phòng ngừa biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường

biến chứng thận
Kiểm soát đường huyết

Căn cứ vào nguyên nhân gây biến chứng bệnh thận đái tháo đường, chúng ta có thể phòng ngừa biến chứng thận bằng việc phối hợp một số các giải pháp dưới đây:

  • Kiểm soát đường huyết: Duy trì chỉ số HbA1c dưới 7%, kiểm tra định kỳ để được bác sĩ tư vấn, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện cho phù hợp.
  • Kiểm soát huyết áp thật tốt: Kiểm soát huyết áp ở mức dưới 130/80 mmHg.
  • Giảm đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày: Đảm bảo mức 0,8g đạm/kg cân nặng/ngày.
  • Kiểm soát Lipid máu: Điều chỉnh cân nặng để đạt BMI dưới 25kg/m2 và giảm muối trong chế độ ăn xuống dưới 2.4g/ngày.
  • Tăng cường vận động : Tối thiểu 150 phút/tuần để cải thiện chức năng của thận.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, đẩy lùi căng thẳng, mệt mỏi,...
  • Dùng thuốc điều trị các bệnh đi kèm cần hỏi ý kiến bác sĩ vì một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc trị đau khớp,... có thể khiến bệnh thận nặng thêm.
  • Chú ý tầm soát bệnh thận đái tháo đường ở mọi bệnh nhân tiểu đường type 1 sau 5 năm chẩn đoán mắc bệnh và vào ngày chẩn đoán đối với tiểu đường type 2. Việc này giúp bác sĩ kịp thời phát hiện biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Có thể thấy bệnh thận đái tháo đường dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận hay thậm chí là tử vong. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên chú trọng tầm soát bệnh thận và chủ động phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Meyerverin
    Công dụng thuốc Meyerverin

    Meyerverin thuộc nhóm thuốc Hormon, nội tiết tố, có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 không phụ thuộc vào insulin ở người lớn hoặc những người khi nồng độ đường huyết không thể kiểm soát được ...

    Đọc thêm
  • Glihexal
    Công dụng thuốc Glihexal

    Thuốc Glihexal có chứa hoạt chất Glibenclamide được sử dụng cho các đối tượng mắc bệnh đái tháo đường. Vậy cần sử dụng thuốc như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • Qtern
    Tác dụng của thuốc Qtern

    Qtern là thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 kết hợp 2 hoạt chất là Dapagliflozin và Saxagliptin. Quá trình sử dụng thuốc Qtern cần tuân thủ nhiều vấn đề khác nhau. Vậy quá trình điều trị đái tháo ...

    Đọc thêm
  • Davilite
    Công dụng thuốc Davilite

    Davilite là thuốc kê đơn, dùng theo hướng dẫn. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Davilite sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm
  • wonlicla
    Công dụng thuốc Wonlicla

    Thuốc Wonlicla là thuốc kê đơn chứa thành phần chính là Gliclazide 80mg. Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cần phải mua và sử dụng phải có đơn thuốc của bác sĩ. Vậy Wonlicla là thuốc gì? Công dụng ...

    Đọc thêm