Đắp mặt nạ sữa chua không đường có tốt không?

Sữa chua nguyên chất là loại thực phẩm phổ biến, đặc biệt trong những năm gần đây vì các thành phần dinh dưỡng hữu ích với sức khỏe hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, sữa chua cũng được xem như một loại “mỹ phẩm” làm đẹp lành tính. Phương pháp đắp mặt nạ sữa chua làm đẹp đang được rất nhiều chị em yêu thích.

1. Cần biết gì khi đắp mặt nạ sữa chua không đường?

Mặc dù, có rất nhiều lời quảng cáo về các công dụng chăm sóc da của sữa chua nguyên chất, nhưng chỉ một số công dụng nhất định được khoa học chứng minh, trong đó có tác dụng dưỡng ẩm cho da. Nếu muốn thử đắp mặt nạ sữa chua không đường tại nhà, điều quan trọng là người dùng cần phải hiểu về các đặc tính và rủi ro liên quan đến phương pháp làm đẹp này, cũng như các thành phần kết hợp khác mà người dùng muốn thử cùng với sữa chua. Nếu có thể hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu trước khi cố gắng tự điều trị bất kỳ tình trạng da nào.

1.1. Chọn loại sữa chua phù hợp

Khi thử đắp mặt nạ sữa chua, người dùng có thể cân nhắc thử nghiệm các loại sữa chua và thành phần khác nhau dựa trên kết quả mà bạn đang mong muốn đạt được.

Bạn nên sử dụng sữa chua nguyên chất, không có hương vị để đắp mặt nạ, tuy nhiên không phải loại nào cũng giống nhau. Sữa chua làm từ sữa bò thông thường có chứa nhiều canxi hơn các loại khác. Thực tế, sữa chua Hy Lạp có kết cấu đặc hơn do không chứa nhiều váng sữa nên dễ thoa lên da hơn.

Nếu bạn dị ứng sữa bò, có những lựa chọn sữa chua khác để xem xét như: sữa chua có nguồn gốc từ thực vật như sữa chua từ hạnh nhân và sữa dừa, sữa chua làm từ sữa dê.

Lưu ý khi đắp mặt nạ sữa chua
Người bị dị ứng sữa bò nên đắp mặt nạ sữa chua có nguồn gốc thực vật

1.2. Kết hợp với mật ong

Nghiên cứu cho thấy mật ong là một nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng tự nhiên, các protein có trong mật ong thể giúp điều trị da khô, bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Mật ong cũng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị nếp nhăn da, đồng thời phục hồi lớp bề mặt của da, còn gọi là lớp biểu bì. Ngoài ra, mật ong còn hoạt động như một chất chữa lành vết thương đầy tiềm năng, đặc biệt là trong trường hợp bị bỏng.

1.3. Kết hợp với nghệ

Nghệ là một loại gia vị có tác dụng chống viêm, được ghi nhận với tác dụng điều trị các tình trạng viêm da, chẳng hạn như: mụn trứng cá và bệnh vẩy nến.

1.4. Kết hợp với nha đam

Nha đam thường được biết đến nhiều nhất như một phương thuốc chữa cháy nắng. Tuy nhiên, những lợi ích về da của nha đam còn vượt ra ngoài việc giảm bỏng rát da, bao gồm cả việc điều trị mụn trứng cá, bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Nha đam cũng có thể giúp dưỡng ẩm cho da khô. Bên cạnh đó, khả năng hấp thụ nhanh vào da khiến nha đam cũng trở thành một lựa chọn tốt cho da nhờn.

XEM THÊM: Ăn sữa chua có tác dụng gì cho da?

2. Đắp mặt nạ sữa chua không đường có tác dụng gì?

Tất cả các loại mặt nạ đều có mục đích chung là cải thiện kết cấu, tông màu và cân bằng độ ẩm của da. Tuy nhiên, những lợi ích chính xác khác nhau tùy theo thành phần sử dụng để làm mặt nạ. Dưới đây là 9 lợi ích được đề cập khi đắp mặt nạ sữa chua không đường:

2.1. Cung cấp thêm độ ẩm

Kết cấu dạng kem của sữa chua giúp khóa độ ẩm cho làn da của bạn. Nghiên cứu in-vitro và in-vivo từ năm 2011 cũng đồng thuận với tác dụng này của mặt nạ sữa chua.

Mặt nạ  sữa chua
Làn da có thể được cấp ẩm nhờ việc đắp mặt nạ sữa chua thường xuyên

2.2. Làm sáng da

Nghiên cứu tương tự được tiến hành năm 2011 cũng cho thấy đắp mặt nạ sữa chua có thể làm sáng da của người sử dụng. Sẹo do mụn trứng cá, sạm da do ánh nắng mặt trời hay có các đốm đồi mồi sẽ dẫn đến tình trạng màu da không đều. Sữa chua sẽ giúp làm đều màu da hiệu quả, đặc biệt khi có sự trợ giúp của các chế phẩm sinh học tự nhiên (theo nghiên cứu năm 2015).

2.3. Bảo vệ da khỏi tia UV

Các nghiên cứu ủng hộ về tiềm năng của sữa chua trong việc cải thiện các đốm đồi mồi do tác hại của ánh nắng mặt trời. Theo đó, nghiên cứu năm 2015 còn cho thấy sữa chua có thể giúp giảm thiểu tác động của tia cực tím (UV) ngay từ đầu khi chúng vừa tiếp xúc với da.

Người ta cho rằng sữa chua có thể giúp da tạo ra một hàng rào trung hòa gốc tự do, giúp chống lại lão hóa da, do đó làm giảm thiểu các nguy cơ hình thành những đốm đồi mồi và nếp nhăn trên da do ánh nắng mặt trời.

2.4. Tăng độ đàn hồi

Các nghiên cứu năm 2011 từ một nguồn tin cậy cũng đã chỉ ra rằng sữa chua có thể hỗ trợ tăng độ đàn hồi của da. Khi bạn già đi, làn da của bạn sẽ tự nhiên mất đi lượng collagen - một loại protein giúp thúc đẩy độ đàn hồi. Đắp mặt nạ sữa chua không đường có thể giúp khôi phục độ đàn hồi, đồng thời cải thiện vẻ ngoài tổng thể của da.

Tăng độ đàn hồi cho da cũng là một cách để giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn do sữa chua, giúp điều chỉnh sự xuất hiện của các tế bào biểu bì da, vị trí các nếp nhăn nổi lên rõ nhất. Bên cạnh đó, men vi sinh trong sữa chua còn có thể giúp bảo vệ da chống lại các dấu hiệu lão hóa.

2.5. Ngừa mụn

Probiotics trong sữa chua giúp chống lại vi khuẩn P.acnes - nguyên nhân gây ra các tổn thương mụn do viêm da. Theo nghiên cứu tương tự từ năm 2015, men vi sinh làm giảm viêm đáng kể, do đó có thể làm dịu mụn và giúp ngăn ngừa mụn trong tương lai.

2.6. Điều trị các tình trạng viêm da khác

Tác dụng chống viêm tương tự được tìm thấy trong men vi sinh được cho là giúp điều trị các tình trạng viêm da khác bao gồm: bệnh rosacea, bệnh vẩy nến và bệnh chàm.

2.7. Điều trị nhiễm trùng da

Người ta cho rằng sữa chua có các đặc tính kháng vi khuẩn giúp điều trị nhiễm trùng da. Tuy nhiên, không nên khuyến cáo người bệnh đắp mặt nạ sữa chua lên vùng da bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

XEM THÊM: Thành phần dinh dưỡng của sữa chua

Lợi ích của đắp mặt nạ bằng sữa chua
Một lợi ích của đắp mặt nạ bằng sữa chua là điều trị nhiễm trùng da

3.Công thức kết hợp khi đắp mặt nạ sữa chua không đường

Sữa chua có thể được sử dụng riêng như một loại mặt nạ, nhưng bạn cũng có thể kết hợp sữa chua với các nguyên liệu khác để giải quyết các vấn đề cụ thể về da. Theo đó, bạn hãy luôn rửa mặt sạch trước khi đắp mặt nạ và giữ nguyên lớp sữa chua trên da trong tối đa 15 phút. Các công thức pha chế mặt nạ sữa chua như sau:

  • Công thức cho da nhờn hoặc viêm: 1/2 cốc sữa chua, 1 thìa cà phê mật ong và 1/2 muỗng cà phê nghệ xay.
  • Dành cho da bị kích ứng: 1/4 cốc sữa chua, 1 muỗng canh mật ong và 1 muỗng canh gel lô hội.
  • Trị thâm nám: 1 cốc sữa chua và một vài giọt nước cốt chanh tươi.

Nếu bị dị ứng sữa chua thông thường, bạn nên tránh xa sữa chua truyền thống và thay vào đó chọn sữa dê hoặc sữa công thức có nguồn gốc thực vật. Bạn cũng có thể thử bôi một lượng nhỏ mặt nạ lên vùng da ở bên trong khuỷu tay. Quá trình này được gọi là kiểm tra tình trạng kích ứng da, được thực hiện trước ít nhất 24 giờ, giúp đảm bảo rằng cơ thể sẽ không tiến triển bất kỳ phản ứng bất lợi nào với mặt nạ dưỡng da.

Một nhược điểm có thể gặp khi đắp mặt nạ sữa chua là lỗ chân lông có thể bị tắc do sử dụng sữa chua. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này chưa được nghiên cứu trong các cơ sở lâm sàng.

4. Giải pháp thay thế mặt nạ sữa chua

Mặt nạ sữa chua không phải là lựa chọn duy nhất cho các vấn đề trên da, người dùng có thể xem xét các lựa chọn thay thế sau cho từng tình trạng da cụ thể:

  • Mặt nạ nghệ tươi: dành cho các tình trạng viêm nhiễm da, như mụn trứng cá và bệnh vẩy nến;
  • Mặt nạ bơ: dành cho da khô;
  • Mặt nạ bột yến mạch: làm dịu da bị kích ứng;
  • Nước chanh và dầu ô liu: dành cho da nhờn;
  • Mặt nạ lô hội: dành cho da bị mụn, khô hoặc nám;
  • Mặt nạ trà xanh: cho da khô hoặc da lão hóa.

Tóm lại, sữa chua là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các loại mặt nạ tự làm tại nhà. Mặt nạ từ sữa chua có khả năng cân bằng độ ẩm cho làn da, đồng thời mang lại những lợi ích điều trị khác tùy theo thành phần mà nó kết hợp cùng. Trên thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh được những lợi ích từ việc sử dụng mặt nạ sữa chua.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

256.7K

Dịch vụ từ Vinmec