Lo lắng có thể gây bỏng rát môi không?

Bỏng rát môi có thể gây ra những cơn đau khó chịu ở vùng miệng và mặt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bên ngoài mà còn gây ra bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

1. Hội chứng bỏng rát môi miệng là gì?

Hội chứng bỏng rát môi miệng là tình trạng đau rát nóng, ngứa ran ở vùng môi, miệng, giống như bị bỏng thực sự. Tuy nhiên, phần lớn người mắc hội chứng này lại cảm thấy tình trạng trên thường bắt đầu xuất hiện ở lưỡi (chủ yếu là phần đầu lưỡi), sau đó toàn bộ vòm miệng, bao gồm nướu và môi cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài bỏng rát, người bệnh còn bị khô miệng, vị giác thay đổi, lúc nào cũng cảm nhận vị đắng hoặc nuốt phải kim loại. Những triệu chứng này có thể xuất hiện, kéo dài suốt cả ngày, bắt đầu từ lúc thức dậy với mức độ nhẹ và sau đó tiến triển nặng hơn trong ngày.

2. Nguyên nhân gây bỏng rát môi miệng

2.1. Bỏng rát môi miệng thứ phát

Cần phân biệt nguyên nhân gây bỏng rát môi miệng thứ phát và nguyên phát. Các nguyên nhân thứ phát có thể gây bỏng, ngứa môi, khô miệng hoặc vị giác thay đổi bao gồm:

bỏng rát môi
Nhiễm trùng, thiếu chất dinh dưỡng là nguyên nhân gây bỏng rát môi miệng thứ phát.

2.2. Bỏng rát môi miệng nguyên phát

Nguyên nhân bỏng rát môi miệng nguyên phát được cho là do mắc phải hội chứng đau thần kinh. Cơ chế chính xác gây ra những cơn đau này chưa được xác định rõ. Một số nghiên cứu cho rằng, đó có thể là do dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh cảm giác chính của đầu và cổ) bị tổn thương, nhưng cũng có những nghiên cứu khác cho rằng sợi dây thần kinh đầu lưỡi bị tổn thương và trở nên nhạy cảm quá mức.

Theo TS.BS. Sook-Bin Woo thuộc Trường Y khoa, Đại học Harvard, nhiều bệnh nhân bị hội chứng bỏng rát môi miệng đều gặp vấn đề về mặt tâm lý như trầm cảm hoặc lo lắng thái quá. Tình trạng này kéo dài trở thành mãn tính và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như mệt mỏi, khó chịu, ngủ không ngon giấc.

Trong đó, lo lắng, căng thẳng có thể dẫn đến khô miệng và thậm chí là bỏng rát. Các vấn đề tâm lý tiềm ẩn đã làm kích hoạt các sợi thần kinh và gây ra sự khó chịu này.

Để có thể hiểu rõ hơn về hội chứng đau thần kinh gây bỏng rát môi miệng nguyên phát, TS.BS. Sook-Bin Woo lý giải rằng, đó là một dạng rối loạn hấp thụ mãn tính, khi một người gặp các vấn đề về cảm xúc và tâm lý trong thời gian dài, có thể biểu hiện qua những bệnh lý trên cơ thể.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện đã chỉ ra rằng, giữa não, da và các chứng năng nội tiết, miễn dịch trong cơ thể cùng đóng một vai trò trong việc gây ra dạng rối loạn phức tạp này.

Trên cơ sở đó, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bỏng rát môi miệng, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về những loại thực phẩm đã ăn gần đây, tiền sử bệnh, các vấn đề về cuộc sống, công việc và gia đình để tìm hiểu bệnh nhân có đang lo lắng, căng thẳng hoặc đối mặt với vấn đề về tâm lý nào không.

3. Điều trị hội chứng bỏng rát môi miệng

Khi thấy đau rát ở môi miệng trong thời gian dài, người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Để chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh, kiểm tra các triệu chứng lâm sàng ở miệng và sức khỏe tổng thể. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu, dị ứng, cấy mô hoặc sinh thiết.

Điều trị hội chứng bỏng rát môi miệng chủ yếu là các triệu chứng, bao gồm sử dụng thuốc và liệu pháp giúp kiểm soát căng thẳng, cụ thể:

  • Thuốc điều trị rối loạn lo âu, chống trầm cảm và co giật: Ngoài tác dụng điều trị các rối loạn thần kinh, thuốc cũng mang lại hiệu quả trong điều trị hội chứng bỏng rát môi nhưng với liều thấp hơn.
  • Capsaicin: Đây là một hợp chất tạo nhiệt của ớt cay, có tác dụng giải mẫn cảm và được sử dụng để giảm nhiều loại cơn đau khác nhau. Hợp chất này sẽ vô hiệu hóa chất truyền tín hiệu đau trong các tế bào thần kinh.
  • Axit alpha lipoic (ALA): Đây là chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ thần kinh. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, ALA có tác dụng làm giảm các triệu chứng bỏng rát môi miệng.
  • Liệu pháp kiểm soát căng thẳng: Các rối loạn mãn tính như hội chứng bỏng rát môi miệng có mối quan hệ phức tạp với tâm lý thường xuyên lo lắng, căng thẳng. Lo lắng có thể là nguyên nhân và hậu quả, vì vậy người bệnh cần được điều trị bằng các liệu pháp kiểm soát căng thẳng như tập thể dục, yoga, thiền hoặc sử dụng liệu pháp tâm lý. Trong một số thí nghiệm, liệu pháp nhận thức hành vi đã được chứng minh là giúp làm giảm các triệu chứng đau rát ở môi, miệng.

Tóm lại, hội chứng bỏng rát môi miệng liên quan đến tình trạng rối loạn và gây ra những cơn đau. Hội chứng này ít được biết đến nhưng trên thực tế nó gây ra nhiều ảnh hưởng đối với phụ nữ, đặc biệt ở tuổi trung niên. Mặc dù không gây nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng hội chứng bỏng rát môi miệng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, vì lúc nào cũng có cảm giác bị bỏng ở trên môi. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ hội chứng bỏng rát môi miệng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Health.harvard.edu

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan