Tại sao bạn liên tục bị nhọt?

Nhọt khởi phát với dấu hiệu vùng da bị nhiễm trùng và là một cục u mềm phát triển. Sau bốn đến bảy ngày, cục u này bắt đầu chuyển sang màu trắng có mủ tích tụ dưới da. Mụn nhọt thường hay xuất hiện nhiều nhất là ở các vùng da mặt, cổ, nách, vai và mông. Khi nhọt hình thành trên mí mắt, nó được gọi là lẹo, đôi khi cũng có trường hợp bị nhọt khắp người.

1. Nguyên nhân của nhọt có phải là nóng trong người?

Nguyên nhân chủ yếu của mụn nhọt là do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Vi trùng này xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết nhỏ hoặc vết cắt trên da hoặc có thể đi xuống lông đến nang lông. Những vấn đề sức khỏe sau đây khiến mọi người dễ bị nhiễm trùng da hơn:

  • Bệnh tiểu đường,
  • Người bị suy giảm miễn dịch,
  • Dinh dưỡng kém,
  • Vệ sinh kém,
  • Tiếp xúc thường xuyên, kéo dài với các hóa chất mang tính tẩy rửa mạnh hoặc chất gây kích ứng da khác, ...

Bên cạnh các nguyên nhân trên, mọi người có thể gặp phải tình trạng nổi mụn nhiều hoặc bị nhọt khắp người do tình trạng nóng trong người gây ra. Nóng trong người là cảm giác khó chịu thường trực cả ngày, cơ thể nổi nhiều mụn nhọt, mồ hôi tay chân ra nhiều, hay mất ngủ về đêm, thường do suy giảm chức năng gan dẫn đến khả năng lọc giảm, làm tích tụ các độc chất trong cơ thể.

2.Triệu chứng của mụn nhọt

Mụn nhọt bắt đầu là một nốt đỏ, hơi cứng nổi lên bề mặt da, kích thước khoảng hơn 1cm, có thể gây cảm giác đau đớn. Nốt đỏ này sẽ tiến triển trong vài ngày tiếp theo với biểu hiện lớn dần, mềm hơn và cũng đau hơn, sau đó một túi mủ sẽ hình thành trên đầu của nhọt.

Dưới đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng:

  • Da xung quanh nhọt bị sưng, nóng, đỏ, đau, đây là các dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn.
  • Nổi nhiều mụn, nhiều nhọt xung quanh vết ban đầu.
  • Có thể bị sốt.
  • Các hạch bạch huyết lân cận nhọt có thể bị sưng do phản ứng viêm.
  • Bị nhọt khắp người.
nóng trong người
Nổi nhiều mụn có thể do tình trạng nóng trong người gây ra

3. Tại sao bạn bị nhọt khắp người hay liên tục bị nhọt?

Mọi người thường cảm thấy cực kỳ khó chịu khi bị nhọt khắp người hoặc nhọt tái đi tái lại. Không phải nguyên nhân nóng trong người, mà sự hiện diện của vi khuẩn Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu vàng khiến cho mọi người bị nhọt tái đi tái lại. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy khoảng 10% những người bị nhọt sẽ nhiễm trùng lặp lại trong vòng một năm.

Mặc dù đây là một tỷ lệ tương đối thấp, nhưng nghiên cứu chỉ được thực hiện thông qua những ghi nhận hồ sơ bệnh án. Những người bị mụn nhọt lặp đi lặp lại có thể không đến gặp bác sĩ khi họ phát triển thêm các nhọt khác, do đó con số tái mắc thực tế có thể cao hơn.

Bạn có thể có nhiều nguy cơ bị nhọt tái phát hơn hoặc bị nhọt khắp người nếu:

4. Điều trị mụn nhọt như thế nào?

Bạn thường có thể điều trị nhọt ở nhà, dưới đây là một số hướng dẫn chung:

  • Giữ cho vùng da bị nhọt này sạch sẽ và không tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh hoặc chất có thể gây kích ứng.
  • Không nên trích hay tự làm vỡ nhọt, nếu bạn cố gắng tự làm vỡ hoặc nặn mụn nhọt, bạn sẽ khiến khu vực này có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn hoặc nặng hơn.
  • Chườm ấm vùng da bị nhọt, lặp lại nhiều lần trong ngày, điều này có thể giúp bạn nhanh chóng loại bỏ nhọt.
nóng trong người
Người bệnh bị nổi nhiều mụn nên được thăm khám và điều trị sớm

5. Ngăn ngừa mụn nhọt tái phát hoặc lan rộng

Việc ngăn ngừa mụn nhọt tái phát hoặc đề phòng bị nhọt khắp người thường liên quan nhiều đến thói quen vệ sinh cá nhân. Để ngăn ngừa khả năng nhọt tái phát, bạn cũng có thể làm như sau:

  • Băng các nốt nhọt đang có bằng băng sạch.
  • Nếu không may bị vết thương ngoài da không nên chủ quan, phải làm sạch và điều trị đúng cách.
  • Giặt cẩn thận quần áo, giường chiếu, khăn tắm của thành viên trong gia đình bị bệnh nhọt.
  • Tránh dùng chung khăn tắm, khăn mặt hoặc dao cạo với bất kỳ ai.
  • Thường xuyên làm sạch bồn tắm, bệ xí và các bề mặt thường xuyên chạm vào khác.
  • Vệ sinh cá nhân sau các hoạt động thể lực ra nhiều mồ hôi, giữ cơ thể khô ráo, hạn chế tình trạng ẩm, bí.
  • Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn sức khỏe tốt nhất có thể.

Nhọt có khả năng tái phát hoặc lan rộng. Nếu bạn bị nhọt tái phát hoặc bị nhọt khắp người, hãy liên hệ với bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và giải quyết. Bác sĩ của bạn có thể giúp điều trị nhọt theo các phương pháp hiện tại và đưa ra các biện pháp để ngăn nó quay trở lại, chẳng hạn như tư vấn thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh cá nhân hoặc có thể chỉ định kháng sinh điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

226.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan