Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày, tránh tái phát

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trong cuộc đời mỗi con người, bạn có thể cảm nhận những cơn đau gây ra do viêm loét tá tràng dạ dày lên đến 10%. Có từ 1 đến 3% tỷ lệ người dân ở những quốc gia phát triển mắc bệnh viêm loét dạ dày.

1. Bệnh viêm loét dạ dày

Dạ dày - một trong những bộ phận nội tạng quan trọng bậc nhất của hệ tiêu hoá, nó có hình dáng của chiếc túi chứa thức ăn. Lớp niêm mạc dạ dày tồn acid mạnh - acid clohidric với PH là 0,8 để chuyển hóa thức ăn khi vào cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng acid tăng cao, niêm mạc của dạ dày không còn kháng cự, hiện tượng lở loét sẽ bắt đầu diễn ra.

Có đến 50% những trường hợp đau dạ dày xuất hiện rõ các triệu chứng, nhưng cũng có đến 10% bệnh nhân không có cảm nhận gì, cho đến khi xuất hiện biến chứng.

Có thể kể đến các dấu hiệu cụ thể: thượng vị xuất hiện những cơn đau rát, nóng trong,... hoặc kể đến việc ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,... Những cơn đau do viêm loét xảy đến liên tục và âm ỷ, đôi khi sẽ có những cơn quặn đau. Đau do viêm loét xảy ra theo chu kỳ, lúc quá no hoặc lúc quá đói, cũng có thể xuất hiện theo từng mùa, từng đợt trong năm. Đặc biệt, bạn cảm nhận đau rõ rệt nhất khi ăn tăng đồ cay, đồ chua... hoặc khi cơ thể căng thẳng, nhiều suy nghĩ, lo lắng...

2. Chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày tá tràng

viem-da-day-ta-trang-nen-kieng-an-gi-1
Tránh tối đa đồ ăn sống, chưa qua chế biến

Tránh tối đa đồ ăn sống, chưa qua chế biến

Trong quy trình của hệ tiêu hoá đồ ăn, bắt đầu sự nghiên nát hay còn gọi là nhai thức ăn thô trong khoang miệng, thành miếng nhỏ, mảnh nhỏ, sau đó sẽ đưa xuống dạ dày co bóp.. Vậy muốn quá trình tiêu hoá và hấp thụ trở nên hiệu quả, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Đồ ăn nên được nấu mềm, nấu chín
  • Tránh tối đa đồ ăn sống, chưa qua chế biến
  • Ăn từ từ, ăn chậm, nhai kỹ đây là yếu tố quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn.
  • Tránh việc ăn một bữa quá no, mà thay vào đó nên chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày. Việc này vừa hạn chế việc dạ dày bị căng đầy, vừa khiến dạ dày luôn được trung hòa acid khi luôn có thức ăn.
  • Hạn chế ăn cơm chan lẫn canh, khiến thức ăn không được nhai kỹ, tốt nhất bạn nên ăn canh riêng và ở một mức độ vừa phải, giúp men tiêu hoá trong ruột không bị loãng
  • Tránh mọi hoạt động thể chất, hay chạy nhảy, lao động ngay sau khi ăn.

Đối với người điều trị đau dạ dày tá tràng, một chế độ cung cấp thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp nên chia ra thành 3 bước, tương ứng 3 giai đoạn cụ thể:

Giai đoạn đầu: Khi mới bước vào điều trị chỉ nên sử dụng sữa trong mỗi bữa ăn, có thể tách bữa sữa trong 1 đến 2 giờ, mỗi lần như vậy chỉ uống 1⁄3 đến 1⁄2 cốc sữa tương đương với 100ml sữa, năng lượng chúng ta cung cấp cho cơ thể chỉ vào khoảng 1200Kcal. Dần dần sau 2-3 ngày, bạn có thể đưa vào thêm kem trong khẩu phần ăn, trộn kem cùng sữa sẽ tăng năng lượng cho bữa ăn.

Giai đoạn thứ 2: Dạ dày dần phục hồi, không còn hiện tượng đau rát, bạn có thể chuyển sang những món ăn mềm như súp nghiền, cháo loãng, và mỗi lần chỉ nên ăn 100ml, sau đó sẽ từ từ tăng lượng đồ ăn lên, có thể dùng 5-6 bữa mỗi ngày. Dần dần, bạn có thể chuyển sang những đồ ăn cứng hơn như: bánh quy, bánh mì, cơm nếp hay thịt cá...

Giai đoạn thứ 3: Trong giai đoạn này, dạ dày đã bớt phần nào thương tổn, tuy nhiên bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn với 5-6 bữa mỗi ngày với những món ăn ninh nhừ, nấu mềm cho đến khi dạ dày ổn định hẳn.

3. Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Ngoài việc sử dụng thuốc như chỉ định để khắc phục những cơn đau dạ dày, bạn nên quan tâm nhiều đến khẩu phần ăn. Nên ăn gì để cải thiện viêm loét dạ dày?

  • Những đồ ăn ngọt, giàu chất béo: chúng khiến dạ dày hạn chế việc tiết dịch acid, giúp thấm đều dịch vị như bánh quy, lòng trắng trứng, sữa...
  • Đồ ăn nhiều tinh bột, dễ tiêu, ít mùi như: bột sắn, gạo nếp, bánh mì...
  • Đồ ăn mềm, ninh nhừ hoặc được băm nhỏ, được xay, nghiền. Ăn nhiều hơn những món hấp, luộc, hạn chế những món rán, xào dầu mỡ...
  • Những thực phẩm tăng cường đạm, lợi khuẩn, dễ tiêu: cá nạc, thịt nạc...
  • Rau củ non, tươi, ưu tiên các loại rau họ cải.
viem-da-day-ta-trang-nen-kieng-an-gi-2
Rau củ non, tươi, ưu tiên các loại rau họ cải

4. Viêm dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì?

Ngoài việc đối phó với bệnh bằng thuốc, bạn nên cải thiện ngay từ việc ăn uống hàng ngày, chúng sẽ giúp giảm tiết dịch acid, và giảm thương tổn niêm mạc của dạ dày.

Một số đồ ăn, thức uống mà người bị viêm dạ dày tá tràng nên hạn chế, nên kiêng khem:

  • Đầu tiên, phải kể đến những thực phẩm, đồ ăn có chứa hàm lượng acid cao: cam, chanh, bưởi, mẻ, dấm, tương ớt...
  • Những thực phẩm khiến dạ dày đầy hơi: đậu hạt các loại, cà muối, dưa muối, hành...
  • Những thực phẩm mang tổn thương cho niêm mạc của dạ dày: tỏi, ớt, bia, rượu, chè, cà phê...
  • Những thực phẩm làm tăng tiết dịch acid dạ dày: nước sốt đậm đặc cho các món sốt cá, sốt thịt...
  • Những loại quả nên hạn chế: táo, đu đủ, chuối tiêu...
  • Những sản phẩm đồ ăn sẵn, đã qua chế biến từ trước càng nên hạn chế nhiều hơn: xúc xích, lạp xưởng, giăm bông...
  • Những thức uống nên hạn chế: sản phẩm chế biến từ sữa lên men như sữa chua, men sống, men sữa chua uống, hay đồ uống có ga, đồ uống có cồn, nước ngọt các loại.
  • Không nên hút thuốc: Làm chậm liền ổ loét.

Trên đây là những lưu ý nhỏ dành cho những người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Thực tế, khi bị viêm loét dạ dày tá tràng bạn nên lưu ý kỹ càng hơn đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tiết tiêu hoá hợp lý, không nên để cơ thể quá đói hoặc quá no.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả?
    Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả?

    Cháu bị viêm dạ dày, luôn cảm thấy đầy bụng nhưng không đau. Mặc dù, cháu uống nhiều thuốc rồi nhưng mà vẫn đầy hơi. Bác sĩ có thể cho cháu biết nguyên nhân và phương pháp điều trị viêm ...

    Đọc thêm
  • Rabera
    Công dụng thuốc Rabera

    Thuốc Rabera được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Rabeprazole 20mg dưới dạng vi hạt Natri Rabeprazol 13,33%. Vậy thuốc Rabera 20 là thuốc gì, thuốc Rabera ...

    Đọc thêm
  • thuốc seoprae
    Công dụng thuốc Seoprae

    Thuốc Seoprae được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, tổn thương niêm mạc dạ dày trong viêm dạ dày cấp tính và đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính... Cùng tìm hiểu về công dụng, các ...

    Đọc thêm
  • Prazex 30
    Công dụng thuốc Prazex 30

    Thuốc Prazex 30 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá và được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc Prazex 30 có thành phần chính Lansoprazole được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, thực quản... Tuy ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Tazemy
    Công dụng thuốc Meprafort

    Thuốc Meprafort được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Meprafort qua bài ...

    Đọc thêm