Mang thai mắc quai bị, nguy hiểm thế nào?

Phụ nữ mang thai là lúc cơ thể yếu ớt hơn bình thường, hệ miễn dịch suy giảm nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn, hơn nữa có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Mắc bệnh quai bị khi mang thai cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Quai bị ở bà mẹ mang thai nguy hiểm thế nào?

Nhìn chung, bệnh quai bị khá lành tính, ít khi gây những biến chứng nguy hiểm gì nếu được điều trị và kiêng cữ kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai mắc quai bị thì sẽ nguy hiểm hơn đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu mắc bệnh quai bị vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cả tính mạng của thai nhi.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu thai kì có khả năng thai nhi dị dạng, sảy thai. Còn nếu nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kì làm tăng nguy cơ thai chết lưu, đẻ non.

Hệ miễn dịch của phụ nữ khi mang thai thường kém hơn nên khi mắc quai bị, các triệu chứng bệnh thường phát triển nhanh và nguy hiểm hơn người bình thường.

Sau khi mắc virus, thai phụ sẽ có triệu chứng ban đầu là sốt cao lên tới 39 - 40 độ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, đau họng, amidan bị sưng to. Đặc biệt, nhai nuốt thức ăn rất khó, một hoặc hai bên má sưng

Mang thai mắc quai bị, nguy hiểm thế nào?
Mẹ bầu mắc quai bị gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh virus quai bị có tính teratogenic, nghĩa là gây biến đổi cho thai nhi. Một vài trường hợp (tỉ lệ rất hiếm) báo cáo trẻ sơ sinh với bà mẹ mắc quai bị khi mang thai bị dị tật viêm tuyến mang tai.

2. Cách phòng tránh quai bị ở mẹ bầu mang thai

Bà bầu khi có các triệu chứng sốt kèm theo sưng viêm quai hàm thì cần đi khám ngay để xác định chính xác bị quai bị hay bệnh khác. Bác sĩ sẽ giúp giảm những triệu chứng khó chịu như sốt, ho, sưng hàm cho mẹ.

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, sau khi triệu chứng bệnh thuyên giảm, mẹ nên khám định kỳ ở các tuần thai 12, 22, 32... theo chỉ định bác sỹ để tầm soát bệnh và biến chứng có thể do bệnh gây ra.

Thực tế, nhiều phụ nữ mang thai khi mắc quai bị đã vội vàng nghĩ tới chuyện phá bỏ thai do lo ngại con sinh ra bị dị tật. Mắc quai bị hiện không có chỉ định phải đình chỉ thai nghen song vẫn nên thận trọng, theo dõi chặt chẽ bởi các y bác sĩ chuyên khoa.

Dù khi đã điều trị bệnh quai bị khỏi nhưng thai phụ cũng cần đi khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi có bình thường, có biến chứng nguy hiểm gì không. Thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh tốt sẽ giúp phát hiện những nguy cơ tác động xấu với thai nhi.

Bà bầu bị quai bị khi mang thai nếu được theo dõi và điều trị tốt vẫn có thể sinh con khỏe mạnh như bình thường, do đó không cần quá lo lắng.

Để phòng tránh mắc phải quai bị trong quá trình mang thai, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo cần tiêm vắc xin phòng quai bị khi có ý định mang thai. Không nên tiêm phòng quai bị khi đang có thai bởi loại vaccine này chứa virus sống có khả năng xâm nhập và gây hại cho thai nhi khi hệ miễn dịch của mẹ đang yếu ớt.

Mang thai mắc quai bị, nguy hiểm thế nào?
Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị

Ngoài ra, khi mắc quai bị trong thai kỳ, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc điều trị, nhất là các loại thuốc kháng sinh. Bà bầu cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, dùng thuốc đúng chỉ định, như vậy vừa giúp phục hồi bệnh sớm lại an toàn cho thai nhi.

Ngoài việc chủ động tiêm phòng vaccine ngừa bệnh, các thai phụ cũng cần hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi mắc quai bị cũng như các bệnh lây nhiễm khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan