Mẹ bầu nên làm gì để viêm âm đạo khi mang thai không ảnh hưởng tới thai nhi?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Viêm âm đạo khi mang thai xảy ra ở 10-20% thai phụ và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong thai kỳ. Bệnh không chỉ gây ngứa, mùi hôi và cảm giác khó chịu ở vùng kín mà còn khiến bạn cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của mẹ và thai. Có cách nào để điều trị viêm âm đạo khi mang thai mà không ảnh hưởng đến thai nhi?

1. Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo khi mang bầu thường gặp

Nấm gây viêm nhiễm âm đạo có tên là Candida, những viêm nhiễm này có xu hướng xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ vì những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tăng sản xuất glycogen (để dự trữ năng lượng trong cơ thể) và nồng độ estrogen cao hơn. Bệnh thường phổ biến hơn trong quý thứ hai và thứ ba của thai kỳ.

Biểu hiện của viêm âm đạo do nấm khi mang thai:

Trong một số trường hợp, viêm âm đạo khi mang thai không có bất cứ biểu hiện nào khiến thai phụ không thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm âm đạo khi mang thai để không ảnh hưởng tới thai nhi?
Viêm âm đạo khi mang thai ảnh có thể không có biểu hiện cụ thể

2. Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đa số bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Tuy nhiên, rất khó để các bác sĩ cho biết liệu thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào. Viêm âm đạo do nấm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi theo một trong ba cách:

  • Gây hại cho người mẹ, khiến cơ thể mẹ không thể nuôi dưỡng tốt cho thai hoặc sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
  • Gây hại trực tiếp cho thai bằng cách tạo ra những thay đổi dẫn đến bất thường khi sinh.
  • Kích thích chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai.

Viêm âm đạo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như sau:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây ra chuyển dạ sinh non.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục, chẳng hạn như viêm gan, giang mai, herpes và HIV, có thể lây nhiễm cho thai nhi.
  • Chlamydia- một loại vi khuẩn gây viêm âm đạo- có thể gây nhiễm trùng mắt và viêm phổi.
  • Bệnh lậu có thể gây ra chuyển dạ sinh non, và trong quá trình thai nhi đi qua âm đạo của mẹ, vi khuẩn lậu có thể bám vào mắt em bé gây nhiễm trùng mắt và có thể gây mù.
  • Liên cầu (streptococcus) nhóm B có thể gây biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh, và trong trường hợp hiếm gặp có thể gây tử vong.

Những điều trên chứng tỏ rằng bạn không nên chủ quan khi mắc viêm âm đạo khi mang thai. Bệnh này có thể khiến thai kỳ của bạn trở nên nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé.

3. Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm âm đạo?

Khi mẹ bầu nghi ngờ mình bị viêm âm đạo, việc đầu tiên phải làm là nên đến cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa để khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và điều trị bằng thuốc không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, mẹ bầu nên áp dụng những biện pháp hạn chế viêm âm đạo khi mang thai sau đây:

  • Không nên cố gắng chịu đựng sự ngứa vùng kín vì nghĩ rằng dùng thuốc chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
  • Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày liên tục.
  • Mặc đồ lót rộng rãi và thoáng khí (ưu tiên chất liệu cotton).
  • Hạn chế số lần quan hệ tình dục và thực hiện tốt vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
  • Ăn các sản phẩm sữa chua có nhiều lợi khuẩn.
  • Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. Nếu có thể hãy là quần lót sạch bằng bàn là nóng để tiêu diệt nốt những bào tử nấm còn sót lại ở quần.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm âm đạo khi mang thai để không ảnh hưởng tới thai nhi?
Viêm âm đạo khi mang thai gây ảnh hưởng đến cả thai phụ và em bé

4. Chữa viêm phụ khoa cho phụ nữ mang thai

Khi mang thai, các bác sĩ chỉ khuyên bạn dùng các loại thuốc có tác dụng tại chỗ như kem bôi âm đạo và thuốc đặt âm đạo. Không phải tất cả các loại kem âm đạo và thuốc đặt đều được sử dụng trong khi mang thai. Vì vậy tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ để có được loại phù hợp.

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng nấm ở âm đạo có thể truyền sang miệng của bé trong khi sinh thường.

5. Mẹ bầu nên làm gì để giảm nguy cơ viêm âm đạo do nấm?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng của viêm âm đạo khi mang thai chính là phòng ngừa nhiễm nấm. Sau đây là những lời khuyên hữu ích cho bạn để giảm nguy cơ viêm âm đạo do nấm:

  • Quan hệ tình dục một vợ một chồng.
  • Không dùng chung đồ lót với người khác, quần lót luôn rộng thông thoáng.
  • Băng vệ sinh chỉ dùng những ngày đầu và cuối khi hành kinh, không nên dùng thường xuyên.
  • Luôn lau cơ quan sinh dục hậu môn từ trước ra sau.
  • Tắm ngay sau khi bơi. Đồ lót, quần áo ẩm là môi trường tốt cho nấm men phát triển.
  • Không thụt rửa âm đạo, tránh dùng các dung dịch vệ sinh nặng mùi và có chất tẩy rửa mạnh.
  • Không sử dụng chất xịt thơm vùng kín như nước hoa.
  • Hạn chế lượng đường, vì đường thúc đẩy sự phát triển của nấm men.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga để tăng sức đề kháng.
  • Nghỉ ngơi nhiều để cơ thể chống lại nhiễm trùng dễ dàng hơn.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm âm đạo khi mang thai để không ảnh hưởng tới thai nhi?
Tập yoga giúp mẹ bầu có tâm lý thoải mái và tăng cường hệ miễn dịch

Viêm âm đạo không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng mắt, viêm phổi, bệnh lậu, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và đặc biệt nguy hiểm khi nó là nguyên nhân gây ra sinh non. Vì vậy, trong suốt quá trình mang thai, bạn nên khám phụ khoa thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị, nhất là trong 3 tháng cuối.

Để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi toàn diện, Vinmec cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói. Với gói khám này, mẹ sẽ được khám phụ khoa thường xuyên, khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi sức khỏe. Sau khi có kết quả khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ phân tích và tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp để mẹ và bé có được thể trạng sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt trong những tháng cuối, thai nhi được theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa ở tuần thai 37-40 dự kiến thời điểm sinh. Nếu như trẻ sinh non sẽ được chăm sóc và nuôi dưỡng với quy trình chuẩn quốc tế. Các ca sinh non đều được tổ chức bài bản dưới sự phối hợp của nhiều chuyên khoa: khoa sản, khoa gây mê và đặc biệt là khoa sơ sinh, khoa nhi. Việc này giúp hạn chế rủi ro và tăng hiệu quả điều trị đối với những vấn đề về sức khỏe mà trẻ sinh non có thể gặp phải. Nhờ đó, kỹ thuật điều trị trẻ sinh non tại Vinmec đã thu được những hiệu quả vô cùng tích cực, cứu sống nhiều ca sinh non tưởng chừng như vô vọng.

Khách hàng khám thai tại Vinmec
Hình ảnh khách hàng được tư vấn sức khỏe sau khi khám thai định kỳ tại Vinmec

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

657.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan