Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường ruột

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương do chưa được phát triển hoàn thiện. Trong khi đó những virus gây bệnh viêm ruột nói chung lại rất dễ lây lan, đặc biệt là trong môi trường nhà trẻ hay trường học của trẻ.

1. Viêm đường ruột là bệnh gì?

Viêm đường ruột là bệnh nhiễm trùng đường ruột, do một số loại virus gây ra, khiến trẻ bị tiêu chảy, và đôi khi nôn mửa.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm ruột ở trẻ là: mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa. Đôi khi, trẻ bị viêm ruột còn kèm theo các triệu chứng như: sốt hoặc đau bụng.

2. Nguyên nhân gây viêm ruột ở trẻ

Viêm đường ruột thường do các virus rota và virus adeno gây ra là chủ yếu, ngoài ra còn có nhiều loại virus khác nữa. Trẻ em có thể bị viêm đường ruột nhiều lần.

Rota là một loại virus rất dễ lây lan, chúng có ở mọi nơi xung quanh trẻ, đặc biệt là những môi trường chung như nhà trẻ, trường học.Virus gây viêm đường ruột sẽ lây truyền nếu:

  • Trẻ chạm vào đồ vật của người đang bị bệnh này.
  • Trẻ có thói quen cho tay vào miệng.
Nhiễm trùng huyết ở trẻ em
Thói quen cho tay vào miệng của trẻ có nguy cơ làm virus viêm đường ruột lây truyền

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường ruột

Nếu trẻ đã bị viêm đường ruột các bà mẹ nên chú ý đến cách chăm trẻ, những thức ăn đồ uống không phù hợp sẽ khiến bệnh của trẻ sẽ ngày một nặng hơn. Vậy khi trẻ bị viêm đường ruột các mẹ nên và không nên cho trẻ uống gì?

3.1 Những loại thức uống mà trẻ nên uống

Cách điều trị bệnh viêm ruột chính là cung cấp đủ nước cho trẻ. Nước trong trường hợp này được xem là những loại chất lỏng khác nhau. Các mẹ nên lưu ý những điều sau khi cho trẻ uống nước:

  • Không nên cho trẻ uống một lượng lớn nước, mà nên cho trẻ uống nhiều lần với lượng nhỏ.
  • Cho trẻ uống nước cả những lúc trẻ bị nôn.

Với trẻ đang bú sữa hay ăn dặm, các mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú và ăn. Tuy nhiên, với tần suất và số lượng tăng dần lên. Nếu trẻ đã được một tuổi thì mẹ có thể cho trẻ uống sữa.

Các mẹ cũng có thể cho trẻ uống những thức uống sau, đảm bảo làm sao trẻ không bị mất nước. Những loại nước này phải được pha loãng với nước với tỷ lệ 5 phần nước/1 phần dung dịch:

  • Cordial.
  • Súp.
  • Nước ép trái cây.
  • Nước có ga như nước chanh.
Ăn dặm
Với trẻ đang bú sữa hay ăn dặm, các mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú và ăn

3.2 Những loại thức uống mà trẻ không nên uống

Khi trẻ đã có các triệu chứng tiêu chảy, các mẹ không nên cho trẻ uống các loại sau:

  • Các loại nước giải khát,nước uống thể thao, nước ép trái cây,... mà chưa được pha loãng. Vì những loại thức uống này chứa nhiều đường, sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy của trẻ tồi tệ hơn.
  • Trà hay cà phê, những loại thức uống này sẽ gây tình trạng mất nước cho trẻ.

3.3 Cách chăm sóc chế độ ăn của trẻ

  • Trẻ vẫn có thể ăn như bình thường, ăn uống đầy đủ chất sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
  • Trẻ có thể biếng ăn nhưng các mẹ nên dỗ trẻ ăn để mau khỏi bệnh, tránh để trẻ không ăn gì trong suốt 24 giờ.
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu tinh bột đơn giản như bánh mì, cháo, gạo, khoai tây, sữa chua, bánh quy, bánh sữa là tốt.
  • Tránh một số loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh của trẻ trầm trọng hơn như thức ăn nhanh, snack, sôcôla, kẹo, bánh, kem,...

Xem thêm: Dinh dưỡng đúng cách cho trẻ bị tiêu chảy

3.4 Cách cho trẻ uống thuốc

Không nên cho trẻ uống thuốc để giảm tiêu chảy.

Tiêu chảy ở trẻ có thể gây phát ban ở vùng hậu môn hay còn gọi là hăm hậu môn. Các mẹ nên chú ý để rửa sạch và lau khô hậu môn cho trẻ sau mỗi lần bé đi đại tiện, ngoài ra có thể dùng một số loại kem có tác dụng bảo vệ hay thuốc mỡ để thoa cho trẻ.

Trong nhiều trường hợp, nếu việc điều trị tại nhà không có những dấu hiệu khả quan. Các mẹ nên đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ nếu trẻ có những biểu hiện sau:

  • Trẻ dưới sáu tháng tuổi, có dấu hiệu nôn ói hay tiêu chảy.
  • Trẻ buồn ngủ bất thường, khó đánh thức.
  • Trẻ bị tiêu chảy nặng, khoảng 8-10 lần/ngày.
  • Xuất hiện máu hay chất nhầy ở trong phân.
  • Nôn ói càng ngày càng nhiều, không thể kiểm soát hay uống, nuốt chất lỏng.
  • Chất lỏng mà trẻ nôn ra có màu xanh lá cây (mật).
  • Trẻ tiêu chảy liên tục trong 10 ngày.

Với những nguyên nhân và triệu chứng ở trên, hy vọng các mẹ có thể sớm phát hiện ra dấu hiệu mắc bệnh viêm đường ruột của trẻ. Nếu trẻ đã bị viêm đường ruột các mẹ nên cho trẻ ăn, và uống theo những lưu ý trên để giúp trẻ hồi phục tốt, viêm đường ruột để lâu sẽ làm cho trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc những hậu quả ngoài ý muốn khác nên các mẹ nên lưu ý để trẻ có thể phát triển tốt.

Ngoài ra, cha mẹ có thể bảo vệ con khỏi virus rota bằng cách cho trẻ uống vắc-xin rota đúng thời gian, đủ liều và tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ..

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Trong đó có 2 loại vắc-xin phòng tiêu chảy do Rota là: Rota được sản xuất bởi GSK tại Bỉ và Rota được sản xuất bởi công ty MSD tại Mỹ.

Những ưu điểm khi Quý khách hàng lựa chọn tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

279.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan