Bệnh kén bã đậu ở trẻ là gì?

Kén bã đậu là u lành tính (không ung thư) trong tuyến bã nhờn (tuyến sản xuất dầu dưới da). Kén được hình thành do nang lông bị vỡ, chấn thương hoặc ống bã nhờn bất thường. Các kén này chứa protein gọi là keratin, hạt da và lipid. Kén bã đậu không nguy hiểm và không cần điều trị trừ khi chúng bị viêm hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, bé bị kén bã đậu có thể sẽ bị đau đớn hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

1. Kén bã đậu là gì?

Kén bã đậu là loại u nang không ung thư phổ biến của da. U nang là những bất thường trong cơ thể có thể chứa chất lỏng hoặc bán lỏng. Kén bã đậu hầu hết được tìm thấy trên mặt, cổ hoặc thân. Chúng phát triển chậm và không đe dọa đến tính mạng nhưng chúng có thể trở nên khó chịu nếu chúng không được kiểm soát.

Kén bã đậu có hình dạng giống như một cục hạch nhỏ ở dưới da. Khi sờ vào, có thể thấy chúng di chuyển được. Thêm vào đó, những kén bã đậu kèm theo nhiễm trùng sẽ làm cho trẻ bị sưng và đau. Kích thước trung bình của kén bã đậu thường khoảng 1-2cm.

kén bã đậu dưới da
Kén bã đậu giống như một cục hạch nhỏ từ 1-2cm ở dưới da

Kén bã đậu hình thành từ tuyến bã nhờn - tuyến sản xuất dầu bao phủ tóc và da của toàn cơ thể. Các nang có thể phát triển nếu tuyến hoặc ống dẫn của nó (lối đi mà dầu có thể rời đi) bị hỏng hoặc bị chặn. Điều này thường xảy ra do một chất thương. Chấn thương này có thể là một vết xước, vết thương phẫu thuật hoặc tình trạng da, chẳng hạn như mụn trứng cá. Kén bã đậu phát triển chậm do đó chấn thương có thể xảy ra vài tuần hoặc vài tháng trước khi nhận thấy có kén bã đậu.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra kén bã đậu còn có thể là:

  • Do sai lệch hoặc ống dẫn bị biến dạng.
  • Tổn thương các tế bào trong một cuộc phẫu thuật.
  • Điều kiện di truyền, chẳng hạn như hội chứng Gardner hoặc hội chứng Nevus.

2. Triệu chứng của kén bã đậu

Kén bã đậu thường không gây đau. Kén lớn có thể gây khó chịu và đau. Các kén lớn ở vị trí trên cổ và mặt có thể gây áp lực và đau nhiều hơn.

Kén bã đậu thường chứa đầu mảnh keratin trắng, đây cũng chính là yếu tố chính tạo nên làn da và móng tay. Hầu hết các kén bã đậu là mềm khi chạm vào. Các khu vực trên cơ thể có thể phát hiện thấy kén bã đậu gồm: da đầu, khuôn mặt, cổ, lưng...

Kén bã đậu được coi là bất thường và có thể là ung thư nếu có những đặc điểm sau:

  • Đường kính kén bã đậu lớn hơn 5cm
  • Tốc độ tái phát rất nhanh sau khi đã được phẫu thuật loại bỏ
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng chẳng hạn như mẩn đỏ, đau hoặc chảy mủ

3. Chẩn đoán kén bã đậu

Bác sĩ thường chẩn đoán kén bã đậu sau khi kiểm tra thể chất đơn giản. Nếu kén bã đậu bất thường thì bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung để loại trừ các bệnh ung thư có thể xảy ra. Ngoài ra, nếu tình trạng nguy hiểm hơn bác sĩ yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ ngay.

Các xét nghiệm phổ biến được sử dụng để chẩn đoán kén bã đậu:

  • Chụp CT: Xét nghiệm này giúp bác sĩ tìm ra phương pháp tốt nhất để phẫu thuật và phát hiện những bất thường khi siêu âm đồng thời hiểu rõ được tình trạng của kén bã đậu.
  • Sinh thiết: Sử dụng một lượng nhỏ mô từ kén bã đậu và kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xác định các dấu hiệu ung thư.
chẩn đoán kén bã đậu
Kén bã đậu có thể được chẩn đoán bằng kiểm tra thể chất đơn giản hoặc xét nghiệm

4. Điều trị kén bã đậu

Bé bị kén bã đậu có thể được bác sĩ điều trị bằng cách dẫn lưu hoặc phẫu thuật để loại bỏ nó. Thông thường, kén bã đậu được loại bỏ không phải vì nó gây nguy hiểm mà là vì lý do thẩm mỹ. Hầu hết kén bã đậu không có hại cho sức khoẻ nhưng bác sĩ sẽ cho phép người bệnh tự chọn điều trị phù hợp với từng cá nhân. Tuy nhiên, nếu không phẫu thuật cắt bỏ thì kén bã đậu có thể quay trở lại. Và phương pháp điều trị tốt nhất và loại bỏ hoàn toàn kén bã đậu thông qua phẫu thuật đồng thời có thể gây ra sẹo.

Một số phương pháp có thể sử dụng để điều trị kén bã đậu:

  • Cắt bỏ thông thường: Đây là cách loại bỏ hoàn toàn một kén nhưng có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
  • Cắt bỏ một phần có thể gây ra sẹo đồng thời nguy cơ tái phát kén bã đậu là rất cao.
  • Sử dụng laser để cắt bỏ sinh thiết. Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser tạo ra một lỗ nhỏ để dẫn lưu nang của kén bã đậu (các thành bên ngoài của kén được loại bỏ khoảng 1 tháng sau đó). Sau khi kén bã đậu được loại bỏ, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh mỡ để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tiêm steroid: Nếu kén bã đậu không có nhiễm trùng, bác sĩ có thể tiêm dung dịch steroid vào kén để giảm viêm.

Nguy cơ chính của việc cắt bỏ kén bã đậu là nhiễm trùng hoặc chảy máu sau phẫu thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp. Đồng thời kén bã đậu có thể bị tái phát nếu không được loại bỏ hoàn toàn. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị không những quan trọng mà người bệnh cần phải chú ý đến chế độ chăm sóc sau phẫu thuật để có thể hoàn toàn loại bỏ những nguy cơ không đáng có.

Video đề xuất:

Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan