Bệnh sởi dễ gây biến chứng trên đối tượng nào?

Tổn thương hô hấp là biến chứng bệnh sởi thường gặp nhất, thường xảy ra trong 30 ngày sau khi phát ban. Bệnh sởi biến chứng viêm phổi chiếm là nguyên nhân chính gây tử vong do sởi ở các nước đang phát triển.

1. Tổng quan về bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Virus sởi thường xâm nhập vào cơ thể của người bệnh thông qua các đường mũi, họng và cả đường mắt. Bệnh thường tự khỏi nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng nặng, đặc biệt là biến chứng hô hấp và thần kinh trung ương.

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều chưa tiêm phòng sởi hoặc tiêm nhưng chưa đầy đủ liều theo quy định. Số ca mắc sởi chủ yếu rơi vào trẻ em dưới 12 tuổi.

Bệnh sởi có thể gây thành dịch, do đó, trước tình hình ca bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, mọi người cần cẩn trọng, nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để hỗ trợ việc điều trị cũng như phòng chống dịch lây lan.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi

Thời gian ủ bệnh khi mắc vi rút sởi từ 10 - 12 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng như: Mắt đỏ, nhức mắt khi nhìn ánh sáng, sốt nhẹ, ho khan, ho không có đờm kéo dài liên tục, chảy nước mũi... Bên trong miệng, gần gò má xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên là các nốt màu trắng.

Đến giai đoạn phát ban: Người bệnh xuất hiện ban đỏ trên da. Các nốt ban mọc từ sau tai lan ra mặt và lưng, sau 2-3 ngày sẽ lan ra toàn thân, lan dần xuống chân. Bệnh nhân sốt cao liên tục kèm theo các triệu chứng: mệt mỏi nhiều, ăn kém, đau mỏi toàn thân, ho khan nhiều, xung huyết kết mạc mắt, gỉ mắt nhiều,..

Sởi ở trẻ
Đến giai đoạn phát ban, các nốt ban đỏ mọc và lan ra toàn thân

3. Những đối tượng nào dễ bị biến chứng khi mắc sởi?

Những trẻ có nguy cơ bị mắc sởi cao hơn:

  • Người chưa bị bệnh sởi hay chưa được tiêm phòng vắc xin phòng sởi hoặc tiêm phòng không đầy đủ thường dễ bị vi rút sởi tấn công.
  • Trường hợp dễ gặp biến chứng khi mắc sởi thường là trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì,
  • Người đang mắc các bệnh lý khác như: Bệnh tim bẩm sinh, cúm, tiểu đường...
  • Trẻ sinh ra bởi người mẹ bị nhiễm HIV: Trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV dễ mắc sởi ở tuổi nhỏ hơn trẻ sinh từ người mẹ không bị bệnh.
  • Trẻ bị thiếu vitamin A: Trẻ có thiếu vitamin A trên lâm sàng hay dưới lâm sàng tăng nguy cơ tử vong do sởi. Sởi có kèm theo giảm nồng độ retinol / máu và có thể làm thiếu vitamin A rõ rệt. WHO cũng khuyến cáo nên bổ sung vitamin A cho trẻ bị sởi trong trường hợp này, đặc biệt là ở những quốc gia có tỷ lệ tử vong do sởi cao.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thường dễ bị suy giảm miễn dịch hơn dưới nhiều hình thức khác nhau: thời gian thải virus kéo dài hơn, tỷ lệ tử vong do sởi cao hơn. Sởi góp phần đưa đến suy dinh dưỡng do mất protein do bệnh lý ruột, tăng nhu cầu chuyển hóa, và giảm cung cấp qua thức ăn.
  • Người bị lao: Suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào do sởi tạo thuận lợi cho nhiễm lao. Hơn nữa, bệnh lao cũng sẽ nặng hơn nếu bệnh nhân nhiễm sởi.

4. Biến chứng bệnh sởi

Viêm tai giữa tái phát
Viêm tai giữa cấp do sởi là biến chứng thường gặp đối với trẻ em dưới 5 tuổi

4.1. Biến chứng hô hấp trong sởi

Đây là biến chứng thường gặp, nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm bề mặt biểu mô vòi Eustache gây tắc nghẽn và nhiễm trùng thứ phát.

  • Viêm thanh quản

Viêm thanh quản cấp có thể xuất hiện sớm do virus sởi, thường có trước phát ban, lành tính. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện muộn ở hạ thanh môn và biến chuyển nặng do bội nhiễm.

  • Viêm thanh khí phế quản do sởi

Là nguyên nhân lớn gây tử vong ở trẻ bị sởi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Cấy dịch hút khí quản có vi khuẩn dương tính, bằng chứng của viêm khí quản do viêm tai thứ phát, viêm phổi, hoặc cả hai.

  • Viêm phế quản

Thường xuất hiện trong giai đoạn viêm long đường hô hấp, có thể nặng lên khi phát ban. Một số trẻ có bệnh cảnh lâm sàng của viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên, do không thường cấy virus nên không thể loại trừ khả năng đồng nhiễm sởi và các virus hô hấp khác.

  • Viêm phổi

Viêm phổi là biến chứng nặng thường gặp nhất, thường có trong hầu hết các ca tử vong vì sởi.

Trong số những trẻ em nhập viện vì sởi, có tới 55% trẻ có hình ảnh X-quang phế quản phế viêm, viêm phổi thùy hay các thâm nhiễm khác. 77% trẻ bệnh nặng và 41% trẻ bệnh nhẹ có tổn thương phổi quan sát được trên phim X-quang.

Viêm phổi ngoài nguyên nhân do virus sởi còn có thể do nhiễm virus, hoặc vi khuẩn thứ phát, Viêm phổi kẽ tế bào khổng lồ (sởi ác tính thể phổi).

  • Tụ cầu phổi - màng phổi

Thể trạng kém, suy giảm miễn dịch do sởi là những yếu tố thuận lợi làm bệnh dễ biến chứng.

Bệnh nhân bị tụ cầu phổi - màng phổi thường sốt cao, có triệu chứng tiêu hóa. ác dấu hiệu tại phổi thường kín đáo hơn.

  • Viêm phổi kẽ tế bào khổng lồ (Sởi ác tính thể phổi)

Viêm phổi kẽ tế bào khổng lồ thường gặp ở trẻ suy giảm miễn dịch / suy dinh dưỡng nặng nhưng cũng có thể gặp ở người lớn và trẻ em bình thường.

Thường xảy ra trong giai đoạn phát ban. Bệnh gây suy hô hấp nặng, tiến triển dần đến thiếu oxy kháng trị, tiên lượng xấu.

Viêm thanh quản thường gây khó thở
Viêm phổi là biến chứng nặng thường gặp nhất, thường có trong hầu hết các ca tử vong vì sởi

4.2. Suy giảm miễn dịch trong bệnh sởi

Suy giảm miễn dịch do virus sởi thúc đẩy, dẫn đến nhiễm trùng cơ hội. Suy giảm miễn dịch kéo dài nhiều tuần sau khi có vẻ đã khỏi sởi.

Virus sởi thường làm suy giảm hệ miễn dịch rất nhanh, nếu người bệnh tiếp xúc với người khác đang mắc cúm sẽ khiến bệnh tăng nặng. Do đó, cần hạn chế tiếp xúc thăm hỏi người bệnh. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi thì có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

4.3. Nhiễm khuẩn thứ phát trong bệnh sởi

Biến chứng bội nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, vệ sinh kém.

  • Viêm tai giữa cấp: HI, PNE.
  • Viêm thanh quản do vi trùng. Phế quản phế viêm: xuất hiện cuối giai đoạn phát ban.
  • Tụ cầu phổi – màng phổi: điển hình, nặng, xuất hiện trong giai đoạn ban bay.

4.4. Biến chứng khác

  • Xẹp phổi
  • Khí phế thủng
  • Tràn khí trung thất: hiếm gặp.

Khi nghi ngờ những biểu hiện mắc bệnh sởi phải đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị, phòng những biến chứng có thể xảy ra. Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng.

Để phòng bệnh, đối với trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin, nên tránh tiếp xúc với người nghi ngờ bị bệnh sởi. Cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi sớm nhất (khi đủ 9 tháng tuổi) và tiêm các mũi nhắc lại.

Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, trước khi tiêm phòng, tất cả trẻ được khám sàng lọc trước khi tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc xin để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc xin phòng bệnh tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc xin.

  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan