Các dấu hiệu cảnh báo sớm về khuyết tật học tập ở trẻ

Khuyết tật học tập khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ hơn so với các bạn cùng trang lứa, dẫn đến việc trẻ cảm thấy tự ti, buồn bã và thất vọng về bản thân. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm tình trạng khuyết tật học tập ở trẻ?

1. Làm cách nào để nhận biết trẻ bị khuyết tật học tập?

Trong những năm học mẫu giáo, trẻ em tiếp thu kiến thức với tốc độ khác nhau và với các cách khác nhau. Nhưng nếu con bạn gặp khó khăn nghiêm trọng với các con số, chữ cái hoặc giọng nói, trẻ có thể bị khuyết tật về khả năng học tập. Khuyết tật học tập là một loại rối loạn bắt nguồn từ cách bộ não xử lý thông tin, khiến việc nắm bắt một số khái niệm trở nên khó khăn.

Một đứa trẻ bị khuyết tật về khả năng học tập có thể hiểu một câu chuyện khi trẻ được đọc nhưng sẽ phải vật lộn để trả lời các câu hỏi xoay quanh câu chuyện này sau đó. Trong khi một đứa trẻ khác lại có thể dễ dàng đọc thuộc lòng bảng chữ cái từ A đến Z nhưng không thể gọi tên từng chữ cái khi chúng được chỉ ra. Một số trường hợp khác có thể gặp khó khăn khi xếp các câu đố, buộc dây giày hoặc cài cúc áo len.

Trẻ khuyết tật học tập có thể có trí thông minh bình thường hoặc trên mức bình thường, nhưng chúng gặp khó khăn trong việc thể hiện kiến ​​thức của mình. Vì trẻ khuyết tật học tập khó có thể thành thạo một số công việc nhất định nên chúng thường cảm thấy thất vọng, tức giận, tự ti và thậm chí trầm cảm.Trẻ có thể chỉ biết những gì mình muốn đạt được - nói hoặc viết hoặc làm - nhưng đến không biết cách để thực hiện điều đó.

Theo Ron Liebman, bác sĩ tâm thần trẻ em ở Wynnewood, Pennsylvania, cho biết: "Thông tin đến tai và mắt bằng cách nào đó không được dịch một cách chính xác. Những gì mà trẻ phản ứng lại không phải là câu trả lời chính xác".

Não bộ
Khuyết tật học tập là một loại rối loạn bắt nguồn từ cách bộ não xử lý thông tin

2. Dấu hiệu cảnh báo khuyết tật học tập ở trẻ dưới 5 tuổi?

Khuyết tật học tập thường được phân thành ba loại: Rối loạn ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ; các vấn đề về kỹ năng đọc, viết hoặc toán học; và một loạt các rối loạn khác như các vấn đề về phối hợp, kỹ năng vận động hoặc trí nhớ.

Rối loạn thiếu tập trung không phải là khuyết tật học tập. Nhưng trẻ em mắc khuyết tật học tập cũng thường gặp các vấn đề về chú ý.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh bảo chứng khuyết tật học tập ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống bao gồm:

  • Trẻ chậm nói
  • Vấn đề phát âm
  • Khó khăn khi học từ mới
  • Khó khăn khi học đọc
  • Khó khăn khi học các con số, bảng chữ cái, các ngày trong tuần hoặc màu sắc và hình dạng
  • Kém tập trung
  • Khó khăn khi làm theo chỉ dẫn
  • Khó khăn khi cầm bút chì màu hoặc bút
  • Khó cài cúc, kéo khóa và buộc dây

3. Nhận diện trẻ bị khuyết tật học tập

Chẩn đoán khuyết tật học tập còn nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia tin rằng tình trạng này được chẩn đoán quá mức. Chẩn đoán khuyết tật học tập ở trẻ mẫu giáo và trẻ rất nhỏ đặc biệt gây tranh cãi vì khả năng học của mỗi trẻ có tốc độ khác nhau.

Một số tiêu chuẩn để chẩn đoán khuyết tật học tập có thể không trở nên rõ ràng cho đến khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên bất kỳ sự chậm phát triển nào ở trẻ đều có thể và cần được đánh giá ngay từ khi còn sơ sinh. Có nhiều phương pháp can thiệp sớm có thể giải quyết tình trạng chậm phát triển và trẻ em có thể được hỗ trợ rất nhiều từ việc rèn luyện những kỹ năng này ngay từ khi còn nhỏ, điều này có thể giúp trẻ phát huy hết tiềm năng của mình. Nếu bạn lo lắng về khả năng đọc, viết, số hoặc giọng nói của con bạn, hãy nói về khả năng đó với những người quen thuộc với con bạn, chẳng hạn như giáo viên của con bạn.

hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Bất kỳ sự chậm phát triển nào ở trẻ đều cần được đánh giá ngay từ khi còn sơ sinh

Các giáo viên thường rất giỏi trong việc phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo sớm của tình trạng khuyết tật học tập. Nếu giáo viên của trẻ vẫn chưa phát hiện các vấn đề khác ở trẻ, đừng ngần ngại nói ra những lo lắng của bản thân về trẻ. Bạn cũng có thể nhận sự giúp đỡ từ các chuyên gia.

Đôi khi điều bạn lo lắng có thể không phải do chứng khuyết tật học tập gây ra. Tuy nhiên, bạn không nên để tình trạng này ở trẻ kéo dài. Bạn sẽ giúp đỡ con mình nếu bạn tin tưởng vào bản năng của mình và nói chuyện với giáo viên hoặc bác sĩ của trẻ để được đánh giá nếu sự phát triển của trẻ có vẻ khác với các bạn cùng trang lứa.

Trẻ sẽ cần được đánh giá chính thức về tình trạng khuyết tật học tập - thường được thực hiện bởi một nhà tâm lý học trẻ em, nhà tâm thần học thần kinh, bác sĩ nhi khoa phát triển thần kinh hoặc bác sĩ tâm thần - để biết chắc chắn liệu trẻ có mắc vấn đề này hay không. Việc đánh giá được thực hiện có thể kéo dài trong vòng vài giờ. Trẻ sẽ được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ khác nhau bằng cách sử dụng đồ chơi và tài liệu giáo dục.

4. Làm gì để giúp đỡ trẻ bị khuyết tật học tập?

Khuyết tật học tập là tình trạng kéo dài vĩnh viễn và không biến mất. Tuy nhiên, bạn có thể giúp đỡ con bạn bù đắp khuyết tật và học cách giải quyết vấn đề. Ví dụ, giáo viên có thể trình bày tài liệu theo nhiều cách khác nhau và trẻ có thể thực hành các kỹ năng lặp đi lặp lại với sự hỗ trợ và kiên nhẫn từ người lớn.

Là cha mẹ, một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm là hỗ trợ con mình và giúp con có những trải nghiệm học tập tích cực. Mục đích là tập trung vào điểm mạnh của trẻ. Nếu trẻ gặp khó khăn với bảng chữ cái nhưng yêu động vật, hãy khuyến khích sự quan tâm đó và giúp trẻ trở thành một chuyên gia về động vật.

Giúp đỡ trẻ mắc khuyết tật học tập nâng cao sự tự tin bằng cách khuyến khích các kỹ năng và niềm đam mê của trẻ. Theo Nicki Arnold, nhà tâm lý học và là mẹ của một cậu con trai bị khuyết tật học nói: “Lập kế hoạch cho các hoạt động mà bạn biết con mình có thể làm và thành công.

Trẻ tự kỷ 1
Cha mẹ cần luôn đồng hành và giúp con có những trải nghiệm học tập tích cực

Bạn đừng cố gắng trở thành một chuyên gia chữa bệnh cho con bạn. Công việc của bạn là khuyến khích, yêu thương, kiên nhẫn và tìm kiếm những chuyên gia có kỹ năng giúp con bạn học hỏi. Nếu trẻ đã được chẩn đoán, trẻ sẽ đủ điều kiện để nhận các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ đặc biệt.

Tư vấn tâm lý cũng có thể đem lại hữu ích cho trẻ. Trẻ em bị khuyết tật học tập thường cảm thấy như bản thân thất bại, dẫn đến lòng tự trọng thấp. Chúng thường thất vọng, và sự thất vọng đó có thể chuyển thành tức giận. Theo các chuyên gia, các vấn đề về cảm xúc hoặc tâm lý quan trọng hơn việc trẻ học tính toán.

Cha mẹ cần học cách xử lý những cơn bộc phát cảm xúc của con mình. Mặc dù thực tế bạn không nên khuyến khích một đứa trẻ đang nổi cơn thịnh nộ hoặc khóc lóc, nhưng kiểu giải tỏa cảm xúc này có thể có lợi cho những đứa trẻ bị khuyết tật học tập. Nếu bạn ở gần con trong thời gian này và nói với con rằng bạn yêu con và bạn biết rằng mọi thứ rất khó khăn đối với con, bạn cho con thấy rằng con không phải vật lộn một mình - bạn sẽ luôn ở bên để giúp con.

Thêm vào đó bạn cũng cần phải chăm sóc chính bản thân mình. Làm cha mẹ của một đứa trẻ có vấn đề về khả năng học tập sẽ rất vất vả và căng thẳng. Nhiều tổ chức khuyết tật cũng có các nhóm hỗ trợ và tư vấn cho phụ huynh. Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Dinh dưỡng cho trẻ
Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đủ cho trẻ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan