Cách làm sạch mũi an toàn cho trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Nghẹt mũi ở trẻ gây ra cảm giác khó chịu, điều trị nghẹt mũi bằng việc rửa sạch mũi cho trẻ là việc cực kì cấp thiết để tránh tình trạng khó thở do mũi tắc nghẽn, đặc biệt là khi trẻ đang bú sữa mẹ.

1. Nhận biết tình trạng nghẹt mũi ở trẻ bằng cách nào?

Ở hầu hết các trường hợp, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng nhận thấy được sự tắc nghẽn đường mũi ở trẻ khi có sự xuất hiện của dịch nhầy (niêm dịch) bên trong lỗ mũi hoặc vùng ven mũi. Mặt khác, nghẹt mũi còn có thể được nhận thấy ở trẻ thông qua các dấu hiệu như tiếng thở khò khè, khịt mũi hoặc dễ phát cáu.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ?

Có rất nhiều tình trạng thường gặp hoặc bệnh lí có khả năng gây ra sự tắc nghẽn đường mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Gồm có:

  • Bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường
  • Tiếp xúc với không khí khô
  • Các loại dị ứng
  • Lệch vách ngăn mũi
  • Tiếp xúc với các chất ô nhiễm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ dễ gặp phải tình trạng nghẹt mũi hơn người trưởng thành; vì hốc mũi của trẻ vẫn còn nhỏ và cần thời gian để phát triển.

Trong đại đa số các trường hợp, tình trạng nghẹt mũi đều mang tính chất nhẹ và dễ khỏi. Vì thế nên các phụ huynh không nên quá lo lắng về vấn đề này ở trẻ.

Nếu sự tắc nghẽn này nằm sâu hơn trong ngực của trẻ thì các vấn đề đáng quan ngại này có thể bắt nguồn các bệnh như: Hen suyễn, viêm phổi hoặc xơ nang. Hãy theo dõi tình trạng nghẹt mũi của trẻ và đến khám bác sĩ nếu tình trạng này không thuyên giảm.

rửa sạch mũi cho trẻ
Rửa sạch mũi cho trẻ giúp ngăn ngừa nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi

3. Cách rửa sạch mũi an toàn cho trẻ

Dù bất cứ nguyên nhân nào gây ra sự tích tụ niêm dịch ở mũi của trẻ, các bậc phụ huynh cũng nên làm sạch mũi của trẻ để làm thông thoáng đường thở, giúp mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ cũng như làm cho việc bú sữa mẹ trở nên dễ dàng hơn.

Cách rửa sạch mũi cho trẻ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì một số phương pháp làm sạch mũi cho trẻ lớn và người trưởng thành lại có thể gây hại hoặc tử vong cho trẻ sơ sinh.

Các bước dưới đây sẽ giúp bạn làm thông thoáng khoang mũi một cách an toàn và giải tỏa cảm giác khó chịu do nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

3.1 Tăng cường độ ẩm trong không khí bằng các loại máy phun sương tạo ẩm

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ bị nghẹt mũi hơn vào những ngày lạnh mùa đông, lúc mà những luồng khí lạnh làm mở rộng khoang mũi. Điều này thúc đẩy sự tiết niêm dịch của cơ thể và gây ra tắc nghẽn khoang mũi.

Máy phun sương tạo ẩm sẽ giúp gia tăng độ ẩm trong không gian căn nhà và giúp làm giảm sự tiết niêm dịch cũng như thông mũi.

3.2 Sử dụng bình xịt mũi vô trùng thay cho các loại thuốc trị nghẹt mũi

Phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ sử dụng các sản phẩm trị cảm lạnh như thuốc trị nghẹt mũi hay thuốc kháng histamin. Những loại thuốc này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi.

Việc sử dụng các công cụ như thụt, máy hút y tế, bình xịt mũi vô trùng được sử dụng như một phương pháp làm sạch mũi trở nên dễ dàng hơn. Cách thực hiện phương pháp này là đặt trẻ nằm tựa người với tư thế ngẩng cằm lên trên rồi xịt từ 2 đến 3 lần vào mỗi lỗ mũi, xịt dứt khoát; sau đó rửa bên mũi còn lại.

ngoáy mũi trẻ sơ sinh
Sử dụng bình xịt mũi vô trùng vệ sinh mũi trẻ sơ sinh sẽ an toàn cho trẻ

3.3 Sử dụng dụng cụ thụt y tế bằng cao su

Sử dụng dụng cụ thụt y tế bằng cao su có thể hút lấy phần dịch nhầy (niêm dịch) ra khỏi mũi trẻ. Phương pháp này có thể được thực hiện cùng với bình xịt mũi vô trùng hoặc không. Tuy nhiên, xịt vô trùng sẽ giúp làm giảm độ đặc của niêm dịch và khiến việc hút ra trở nên dễ dàng hơn.

Hãy sử dụng dụng cụ thụt y tế cao su khi trẻ đang thư giãn.

Để bắt đầu, bóp đẩy hết luồng không khí ra để tạo ra khoảng chân không trong thụt. Đặt đầu thụt vào mũi của trẻ và nhanh tay dừng việc bóp. Việc này sẽ giúp hút phần niêm dịch ra khỏi mũi và làm sạch hốc mũi.

3.4 Sử dụng máy hút y tế

Nếu việc sử dụng thụt, trẻ kháng cự một cách kịch liệt, khiến cho việc làm thông khoang mũi bị nghẹt trở nên rất khó khăn đối với phụ huynh; thì có thể thay thế bằng cách sử dụng máy hút y tế.

Một máy hút y tế điển hình sẽ gồm có: Một ống dẻo, với một đầu ống được đặt vào bên trong khoang mũi và đầu còn lại dành cho việc hút chất nhầy. Tùy thuộc vào loại máy hút mà bạn chọn mua, niêm dịch được hút ra sẽ dính vào phần giấy thấm hoặc được đưa vào phần lọc dùng một lần.

Tương tự với việc sử dụng thụt y tế, trước hết, bạn sẽ cần phải sử dụng bình xịt mũi vô trùng để làm lỏng đi phần niêm dịch trong khoang mũi của trẻ. Đợi khoảng 30 giây rồi tiếp tục sử dụng máy hút để đưa phần dịch nhầy ra ngoài.

Các công cụ này nên được làm sạch tiệt trùng sau khi bạn đã hoàn tất việc làm sạch mũi cho trẻ.

Do đường hô hấp của bé rất ngắn nên khi trẻ bị tắc mũi có thể dẫn đến biến chứng viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản thậm chí là viêm tai giữa nên bố mẹ lưu ý khi con bị tắc mũi, bố mẹ đã thực hiện rửa mũi theo hướng dẫn trên mà sau 2 -3 ngày vẫn có biểu hiện tắc mũi nhiều thì nên đưa con đi khám sớm để được bác sĩ theo dõi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan