Cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không? Ưu và nhược điểm

Cấy ốc tai điện tử là một phương pháp điều trị khiếm thính đang được ứng dụng ngày càng nhiều khi các kỹ thuật khác không tỏ ra hiệu quả. Với những ưu điểm vượt trội, liệu việc cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này.

1. Thực trạng khiếm thính trên thế giới và tại Việt Nam

Theo thống kê của WHO năm 2012, tỷ lệ nghe kém chiếm gần 5% dân số thế giới, với 9% là trẻ em. Tại Việt Nam, cứ 1,2 - 1,3 triệu trẻ em sinh ra thì có đến 6000 trường hợp nghe kém và điếc bẩm sinh.

Điếc bẩm sinh để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, trẻ không thể học nói được, ảnh hưởng giao tiếp và phát triển tâm sinh lý sau này của trẻ. Việc tầm soát và phát hiện sớm điếc bẩm sinh giúp trẻ có cơ hội điều trị, phục hồi chức năng nghe, phát triển khả năng ngôn ngữ và hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Một số biện pháp điều trị tình trạng nghe kém, điếc bẩm sinh ở trẻ có thể kể đến như tập luyện, máy trợ thính, cấy ốc tai điện tử.

2. Cấu tạo và hoạt động của hệ thống ốc tai điện tử

Cấu tạo của ốc tai điện tử gồm hai bộ phận chính:

  • Bộ phận cấy nằm ở bên trong chứa các điện cực, được phẫu thuật để luồn vào ốc tai.
  • Bộ xử lý âm thanh nằm bên ngoài: Có thể đeo trên hoặc ngoài vành tai. Bộ xử lý âm thanh gồm 3 phần: bộ xử lý âm thanh (trên vành tai), đầu truyền tín hiệu, và dây truyền tín hiệu.

Hệ thống ốc tai điện tử hoạt động theo cách sau:

  • Đầu tiên, âm thanh sẽ được hệ thống ốc tai điện tử tiếp nhận thông qua các microphone, sau đó âm thanh sẽ được xử lý và chuyển thành tín hiệu đến đầu truyền tín hiệu.
  • Tín hiệu từ đầu truyền sẽ được chuyển đến bộ xử lý âm thanh ở trên vành tai thông qua dây truyền tín hiệu, sau đó tiếp tục chuyển đến bộ phận cấy bên trong.
  • Bộ phận cấy sẽ chuyển các tín hiệu đến khu vực các điện cực tương ứng với tần số âm thanh.
  • Các điện cực sẽ phát tín hiệu kích thích tế bào thần kinh thính giác tương ứng và đưa tín hiệu âm thanh lên não.

3. Ốc tai điện tử dùng để làm gì?

Ốc tai điện tử sử dụng xung điện kích thích giúp tai nghe được mà không dùng cơ chế khuếch đại âm thanh, đây là ưu điểm của ốc tai điện tử khi so sánh với các thiết bị trợ thính.

Tuy mang lại hiệu quả tích cực thế nhưng phương pháp cấy ốc tai điện tử chỉ được chỉ định khi các biện pháp khác không hiệu quả. Phương pháp cấy ốc tai điện tử được đặt ra khi:

  • Điếc ốc tai mức độ nặng đến sâu.
  • Máy trợ thính không hiệu quả.
  • Bệnh nhân không thuộc đối tượng chống chỉ định phẫu thuật và sức khỏe đảm bảo cho cuộc mổ.
  • Sự tin tưởng và đồng hành của gia đình trong và sau khi cấy ốc tai điện tử để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Thời gian phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tốt nhất cho trẻ là từ 12-72 tháng tuổi. Sau 8-10 tuổi, hiệu quả cấy giảm đáng kể. Riêng các trường hợp “điếc sau ngôn ngữ”, nghĩa là có khả năng nghe nói bình thường đột nhiên mất khả năng nghe thì có thể cấy ốc tai điện tử ở bất kỳ độ tuổi nào.

Mức độ hồi phục sau cấy ốc tai điện tử tùy thuộc vào: thời điểm khiếm thính trước ngôn ngữ hay sau ngôn ngữ (trước hay sau khi biết nói), kỹ thuật mổ của bác sĩ, sự nỗ lực của bản thân bệnh nhân và sự đồng hành, hỗ trợ của gia đình.

4. Cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không? Nhược điểm của cấy ốc tai điện tử là gì?

Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tương đối an toàn, tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng trong và sau quá trình phẫu thuật:

5. Ưu và nhược điểm của phương pháp cấy ốc điện tử

Hiệu quả của cấy ốc tai điện tử phụ thuộc vào quá trình phẫu thuật và sự hồi phục của người bệnh. Ốc tai điện tử có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác, có thể kể đến như:

  • Điều trị các trường hợp mất thính lực từ mức độ nặng đến sâu mà các phương pháp khác không cải thiện.
  • Giúp bệnh nhân tiếp cận với âm thanh chân thực, đa dạng, hiểu lời nói không qua ngôn ngữ hình thể.
  • Phát triển khả năng ngôn ngữ (nghe, nói) ở trẻ điếc bẩm sinh, giúp trẻ giao tiếp được và tự tin hòa nhập cộng đồng.
  • Hạn sử dụng của ốc tai điện tử dài, có thể lên đến 80 năm.
  • Điện cực trong tai được gắn trọn đời, bộ phận bên ngoài tai chống nước tốt, có thể tháo lắp dễ dàng.

Ngoài ra, ốc tai điện tử còn có các nhược điểm khác có thể kể đến như:

  • Chi phí ốc tai điện tử trung bình ở Việt Nam khoảng 400 - 600 triệu đồng/tai, thiết bị lại không thuộc danh mục chi trả của bảo hiểm y tế, vậy nên đây là rào cản lớn khiến nhiều bệnh nhân không tiếp cận được kỹ thuật hoặc chỉ thực hiện cấy ốc tai một bên.
  • Người dùng cần phải tháo bỏ bộ phận bên ngoài của thiết bị khi tắm và bơi lội là một trong những bất tiện khi sử dụng ốc tai điện tử.
  • Thiết bị ốc tai điện tử cần được sạc pin trước khi sử dụng cũng là một hạn chế của thiết bị này.
  • Ốc tai điện tử có thể hỏng do va đập khi vui chơi hoặc tai nạn.
  • Thời gian phục hồi và liệu trình huấn luyện ngôn ngữ có thể kéo dài mà không phải phụ huynh nào cũng có thời gian và đủ kiên nhẫn để hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ.
  • Một số trường hợp không cải thiện thính lực hoặc chỉ cải thiện một phần sau khi đã được cấy ốc tai điện tử.

6. Quy trình cấy ốc tai điện tử

Điều trị khiếm thính nhờ cấy ốc tai điện tử là một quá trình dài, bệnh nhân phải trải qua quy trình sau:

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được khám chuyên khoa Tai Mũi Họng - Thính học và làm các xét nghiệm cần thiết: đo thính lực, điện thính giác thân não, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), cộng hưởng từ (MRI),... để đánh giá mức độ điếc, loại điếc, từ đó lựa chọn kế hoạch điều trị hợp lý.

Nếu bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử thì sẽ phải làm thêm các xét nghiệm tiền phẫu, khám nội khoa và các chuyên khoa khác để chuẩn bị cho cuộc mổ.

Sau khi làm các xét nghiệm và khám các chuyên khoa cần thiết, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật viên kiểm tra lại trước mổ để lên kế hoạch phẫu thuật cụ thể nhằm hạn chế các tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ giải thích, tư vấn cho bệnh nhân và gia đình về kỹ thuật cấy ốc tai điện tử với những ưu điểm, nhược điểm để bệnh nhân và gia đình đưa ra quyết định trước khi tiến hành phẫu thuật.

Quá trình phẫu thuật cấy ốc tai điện tử gồm các bước sau:

  • Gây mê toàn thân.
  • Rạch một đường sau tai, tạo vết lõm trong xương chũm.
  • Tạo một lỗ nhỏ trong ốc tai, chèn các điện cực qua lỗ.
  • Chèn bộ phận thu nhận vào bên dưới lớp da phía sau tai.

Sau khi hoàn tất phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi tại phòng hậu phẫu - hồi sức sau mổ. Bệnh nhân sẽ được cho xuất viện khi tình trạng ổn định và hẹn tái khám để kiểm tra vết mổ cũng như kích hoạt các thành phần của ốc tai điện tử.

Một điểm quan trọng sau khi phẫu thuật cấy ốc tai điện tử là trị liệu phục hồi thính lực, huấn luyện ngôn ngữ ở các trẻ điếc bẩm sinh trước ngôn ngữ. Chương trình trị liệu với các chuyên gia thính học đóng vai trò quan trọng đối với thành công của phương pháp cấy ốc tai điện tử, giúp trẻ làm quen với âm thanh, tập nghe, tập nói và tăng vốn từ, do đó rất cần sự đồng hành và kiên nhẫn của gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan