Chảy máu chân răng ở trẻ em

Chảy máu chân răng do tình trạng viêm nướu hoặc do thiếu hụt vitamin C gây ra. Nếu hiện tượng này không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sự phát triển răng của trẻ.

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Nướu là bộ phận bảo vệ cho chân răng, nhưng khi nướu bị tổn thương, viêm nhiễm thì không thể thực hiện chức năng bảo vệ răng. Biểu hiện của viêm nướuchảy máu chân răng. Ban đầu là những tổn thương nhẹ tới mô mềm nhưng nếu không được phát hiện sớm, vi khuẩn có điều kiện hoạt động và gây ra bệnh viêm nướu.

Đây là hệ quả của việc vệ sinh răng miệng chưa tốt, làm cho các vi khuẩn tấn công và làm suy yếu nướu dẫn đến nhạy cảm và dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Liệu chảy máu chân răng là bị gì?

Chảy máu chân răng cũng là biểu hiện của sự thiếu hụt Vitamin C. Vì khi cơ thể thiếu vitamin C thì sẽ không thể tổng hợp được collagen dẫn đến vết thương trở nên lâu lành hơn hoặc xuất huyết ở nướu.

chảy máu răng
Chảy máu chân răng thường xảy ra trong khi đánh răng

2. Tác hại của việc chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng ở trẻ em ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ, khiến cho trẻ biếng ăn do đau nhức ở nướu và có thể gây gián đoạn giấc ngủ.

Hiện tượng chảy máu chân răng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu làm cho răng bị lung lay. Ngoài ra, chảy máu chân răng có nguy cơ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Khi bị viêm nướu sẽ gây ảnh hưởng tới chân răng và các bộ phận xung quanh ổ răng làm tổn thương tới chân răng và xương ổ răng, khiến chân răng lung lay dẫn đến mất răng.

3. Điều trị chảy máu chân răng

3.1 Dùng thuốc và rơ miệng

Cùng với việc lấy cao răng, dùng thuốc theo toa của bác sĩ cũng là một cách để chữa trị chảy máu chân răng. Tuy nhiên, cần lưu ý đến việc vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ.

Trong khoảng thời gian bị viêm nướu, trẻ không nên đánh răng vì sẽ gây ra đau và làm tổn thương nướu thêm. Dùng gạc và NaCL 0,9% để rơ miệng cho trẻ là một cách thức hữu hiệu để vệ sinh răng miệng cho trẻ.

3.2 Bổ sung Vitamin C

Một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do trẻ bị thiếu hụt Vitamin C. Bổ sung vitamin C vào thức ăn hằng ngày là cách thức để chữa trị và ngăn ngừa chảy máu chân răng. Một khi Vitamin C được bổ sung, các mô nướu bị tổn thương sẽ mau lành hơn và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

vitamin C
Bổ sung vitamin C giúp trẻ tăng đức đề kháng và ngăn ngừa chảy máu chân răng

3.3 Lấy cao răng

Đối với trẻ đã mọc răng vĩnh viễn thì việc điều trị chảy máu chân răng cần được tiến hành sớm để bảo đảm răng thật cho trẻ. Nếu có cao răng dưới nướu và quanh chân răng thì cần đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để lấy cao răng.

3.4 Súc miệng bằng nước muối

Đây là một cách thức vệ sinh răng miệng hiệu quả và dễ thực hiện. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng 2-3 lần/ngày để hạn chế chảy máu chân răng và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng khác.

Chảy máu chân răng là biểu hiện của các bệnh về răng miệng không thể xem nhẹ. Bạn không nên để tình trạng này kéo dài, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp gói Khám sức khỏe tổng quát trẻ em, bé sẽ được khám sức khỏe răng miệng bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan