Chiều cao của trẻ 16 tháng tuổi

Trẻ cao lớn mỗi ngày không chỉ được xem như niềm vui của cha mẹ mà còn cho phản ánh được sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Chiều cao của trẻ luôn không ngừng thay đổi đặc biệt trong giai đoạn đầu đời. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi sự phát triển của trẻ bao gồm cả chiều cao để có kế hoạch chăm sóc trẻ hiệu quả.

1. Quá trình phát triển chiều cao của trẻ

Nhật Bản - một đất nước thuộc khu vực châu Á. Nhật Bản trước đây được biết đến như một dân tộc thấp bé. Nhưng sự phát triển về thể chất của người Nhật bây giờ đã cải thiện một cách đáng kể và rõ rệt nhờ vào chương trình chăm sóc dinh dưỡng Quốc gia. Cho nên, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn tăng trưởng đặc biệt với những cột mốc: Đầu đời, tiền dậy thì và dậy thì.

Giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ được hình thành qua ba giai đoạn:

1.1 Giai đoạn thứ nhất- giai đoạn bào thai

Trong suốt khoảng thời gian thai kỳ (9 tháng) bà bầu nên cố gắng chăm sóc tốt về dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cũng như vi chất cần thiết cho thai nhi phát triển và bà bầu cũng đạt cân nặng trong giai đoạn này từ 10 đến 12 kg thì trẻ mới có thể đạt chiều mức chiều cao khoảng 50cm khi được sinh ra.

1.2 Giai đoạn thứ hai - giai đoạn sơ sinh

Khi trẻ ở giai đoạn này thì năm thứ nhất của trẻ tăng 25cm, và kế tiếp hai năm sau mỗi năm có thể tăng trung bình khoảng 10cm.

Sau khi trẻ lên 4 tuổi thì chiều cao trung bình của trẻ tăng thêm khoảng từ 5 đến 6cm mỗi năm. Thời kỳ này kéo dài tới khi trẻ bắt đầu dậy thì.

1.3 Giai đoạn thứ ba - giai đoạn dậy thì

Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì một đến hai năm đầu tiên của thời kỳ này trẻ có thể tăng chiều cao với tốc độ nhanh khoảng từ 8 đến 12 cm mỗi năm nếu trẻ được chăm sóc tốt.

Tuy nhiên, thời điểm này cũng không thể dự đoán chính xác năm nào cần phải thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Sau thời gian dậy thì chiều cao của trẻ tăng chậm lại.

Trẻ khi được 10 tuổi thì chiều cao có thể bằng 80% so với chiều cao lúc trẻ trưởng thành, đồng thời chiều cao lúc trưởng thành của trẻ được ước đoán với khoảng chiều cao của trẻ lúc hai tuổi nhân với hai.

Khi trẻ bước vào độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi thì chiều cao của trẻ ngừng phát triển, và về sau thì quá trình loãng xương xảy ra nhanh nên cơ thể trẻ trong tương lai có thể thấp lại chứ không cao thêm được nữa.

Thông qua các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ có thể thấy được rằng trẻ dần lớn lên và tốc độ tăng trưởng về chiều cao chậm hẳn lại so với những năm đầu đời.

Để đáp ứng được sự phát triển của trẻ đặc biệt về chiều cao thì cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ những năm đầu đời đồng thời luôn chú ý đến chiều cao của trẻ ở giai đoạn này. Và có nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ 16 tháng cao bao nhiêu? để có kế hoạch chăm sóc cụ thể giúp cho trẻ phát triển toàn diện.

Theo nghiên cứu và tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới - WHO thì chiều cao của trẻ 16 tháng tuổi sẽ được xác định và chia theo giới: Chiều cao trẻ gái 16 tháng tuổi đạt mức bình thường 78.6 cm và trẻ trai đạt 80.2 cm. Dựa vào những thông số này cha mẹ có thể kiểm tra sự phát triển của trẻ hoặc có thể phát hiện kịp thời một số bệnh tiềm ẩn ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ thông qua các chỉ số này như các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu cân...

Trẻ 5,5 tháng cao 61cm có bình thường không?
Chiều cao của trẻ 16 tháng tuổi lý tưởng phụ thuộc vào giới tính của bé

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ 16 tháng tuổi

2.1 Yếu tố di truyền và các yếu tố khác

Yếu tố di truyền thường ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ chiếm khoảng 23% do gen của ông bà cha mẹ. Ngoài ra chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: Chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động, các hoạt động thể dục thể thao, các bệnh mạn tính...

2.2 Thiếu chất trong thời gian mang thai

Thời gian bà mẹ mang thai và sinh nở cũng quyết định một phần không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Nếu trong thời kỳ này bà mẹ được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và kể cả các vi chất dinh dưỡng quan trọng như iod, sắt, acid folic... thì trẻ có thể phát triển chiều cao tốt ngày từ trong bụng mẹ và quá trình phát triển hoàn toàn thuận lợi khi trẻ sinh ra đời.

2.3 Chế độ ăn trong thời kỳ ăn dặm

Sai lầm trong việc nuôi con dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển đặc biệt chiều cao của trẻ. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm đến 16 tháng tuổi chế độ ăn của trẻ khá đặc biệt. Tuy nhiên, nếu bà mẹ chỉ tập trung vào chế độ ăn nhiều đạm, uống ít sữa.

Đồng thời, sử dụng nhiều chất bột đường nhưng lại ít vitamin và chất khoáng thì ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trong các nhóm vitamin và chất khoáng ở thực phẩm thì các thành phần canxi, photpho, magie, sắt, kẽm... được xem như yếu tố quan trọng quyết định đến tăng trưởng chiều cao của trẻ. Vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng ngày từ khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung.

2.4 Môi trường sống

Môi trường sống ô nhiễm cùng với sự xuất hiện của rất nhiều các nhà máy xí nghiệp khiến cho trẻ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, ô nhiễm, dịch bệnh và các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và mãn tính hoặc trong những trường hợp trẻ bị bệnh sử dụng kháng sinh liều cao với khoảng thời gian dài cũng gây hại đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Chiều cao của trẻ 16 tháng tuổi
Yếu tố di truyền ảnh hưởng nhiều tới chiều cao của trẻ 16 tháng tuổi

3. Những vấn đề thường gặp ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao ở trẻ 16 tháng tuổi

3.1 Trẻ biếng ăn

Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể khiến cho trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, gây nên tình trạng trẻ có thể suy dinh dưỡng sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khi trẻ vẫn còn ở giai đoạn phát triển vàng.

Điều trị tình trạng biếng ăn ở trẻ vừa giúp trẻ tránh được các hậu quả của tình trạng này, đồng thời giúp trẻ bắt kịp với sự tăng trưởng cũng như phát triển chiều cao kịp với các bạn cùng trang lứa.

3.2 Trẻ không chịu uống sữa

Trẻ không thích uống sữa sẽ xảy ra hai tình huống. Thứ nhất có thể trẻ hoàn toàn không thích uống sữa. Khi đó cha mẹ cần khuyến khích cho trẻ ăn thêm những thực phẩm được làm từ sữa như: Sữa chua, phô mai, váng sữa.... Đồng thời, trong bữa ăn của trẻ nên sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi như: Cua đồng, tôm, tép, ốc... Với tình huống thứ hai trẻ không thích uống sữa bột và chỉ thích uống sữa tươi thì bạn có thể tạo sự động lực và khuyến khích trẻ bổ sung đủ lượng sữa cần thiết cho cơ thể.

3.3 Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt

Những trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt: Cha mẹ nên tìm biện pháp để cải thiện tình trạng này bằng cách chú ý cho trẻ ăn những loại thực phẩm có thành phần sắt chứa trong đó đa dạng giúp bổ máu như: Huyết, gan, thịt nạc, cá, tôm, tép, đậu đỗ, rau lá xanh và vitamin C trong trái cây và rau tươi, nhằm giúp trẻ hấp thu tốt lượng sắt từ trong thức ăn vào cơ thể.

Với việc trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến cho cơ thể của trẻ thiếu hụt vitamin D giúp cho quá trình phát triển thể chất của trẻ đặc biệt chiều cao. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn bổ sung vi chất dinh dưỡng này giúp trẻ phát triển toàn điện hơn.

3.4 Trẻ ngủ không ngon

Chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ nên được ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày để có thể có thời gian tạo điều kiện giúp tuyến yên tiết ra yếu tố kích thích tăng trưởng trẻ trong giấc ngủ.

Ngoài ra, trong độ tuổi này trẻ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Chiều cao của trẻ 16 tháng tuổi
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ

Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Để có thêm kiến thức nuôi con khỏe mạnh, bố mẹ hãy chủ động cập nhật các thông tin y tế hữu ích trên website Vinmec.com và liên hệ ngay với các bác sĩ, chuyên gia tại Vinmec khi cần hỗ trợ nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan