Co giật ở trẻ sơ sinh thường kín đáo, chú ý các dấu hiệu sau

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh thường diễn ra kín đáo, dễ bỏ sót. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị co giật và xác định nguyên nhân chính xác đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử trí tình trạng này.

1. Triệu chứng co giật ở trẻ sơ sinh thường kín đáo

Những trẻ sơ sinh co giật chân tay khi ngủ nhưng khi được nắm, giữ tay hay chân hoặc thay đổi tư thế sẽ hết triệu chứng thì đây không phải bệnh lý do giật mà chỉ là hiện tượng rung cơ lành tính và sẽ tự hết. Còn trong trường hợp trẻ bị co giật nhưng khi được nắm giữ, thay đổi tư thế vẫn không hết triệu chứng thì có thể kết luận là trẻ bị co giật. Còn trong trường hợp trẻ sơ sinh bị co giật thì tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh biểu hiện rất đa dạng nhưng đôi khi lại kín đáo. Vì vậy, phụ huynh khi chăm sóc trẻ cần chú ý tới những dấu hiệu quan trọng sau:

  • Triệu chứng cơn giật:
    • Có cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi với các biểu hiện như: Co giật toàn thân hoặc khu trú, xuất hiện cơn co cứng hoặc giảm trương lực cơ toàn thân;
    • Có cử động bất thường ở vùng mặt, miệng, lưỡi,...;
    • Có cử động bất thường ở vùng mắt.
  • Triệu chứng khác: Có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân và tiên lượng bệnh:
    • Thóp phồng;
    • Suy hô hấp với các biểu hiện như tím tái, khó thở, ngừng thở;
    • Thiếu máu;
    • Tổn thương thần kinh khu trú: Liệt dây thần kinh sọ não hay các chi;
    • Sốt và các biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng;
    • Vòng đầu của trẻ to hoặc nhỏ bất thường.

Tìm và điều trị nguyên nhân gây co giật ở trẻ sơ sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát, xử trí tình trạng này.

2. Chẩn đoán co giật ở trẻ sơ sinh

2.1 Khai thác tiền sử

  • Hỏi về bệnh sử, tiền căn sản khoa: Khi sinh trẻ có bị ngạt không; có can thiệp bằng cách hút, forceps không; trẻ có bú kém, bỏ bú không; trẻ bị sốt không; người mẹ trong thai kỳ có sử dụng Pyridoxin hay Isoniazid không,...;
  • Thời gian khởi phát cơn co giật: Có giá trị chẩn đoán nguyên nhân gây co giật ở trẻ sơ sinh. Cụ thể:
Cách giảm đau rát đầu vú khi cho con bú
Trẻ có bú kém

2.2 Khám lâm sàng

  • Xác định trẻ bị co giật toàn thân hay khu trú;
  • Kiểm tra đồng tử, phản xạ ánh sáng;
  • Sờ thóp tìm dấu hiệu thóp phồng;
  • Tìm bướu huyết xương sọ hoặc bướu huyết thanh;
  • Xác định các cơn ngưng thở;
  • Tìm dấu hiệu thiếu máu dựa trên màu sắc da, niêm mạc;
  • Xác định ổ nhiễm trùng;
  • Xác định dị tật bẩm sinh ở não.

2.3 Thực hiện xét nghiệm

  • Xét nghiệm Dextrostix xác định tình trạng hạ đường huyết;
  • Xét nghiệm ion đồ: natri, canxi, magie nhằm xác định tình trạng rối loạn điện giải như hạ canxi, hạ natri, hạ magie máu;
  • Xét nghiệm phết máu, cấy máu, CRP để tìm nguyên nhân nhiễm trùng;
  • Xét nghiệm dịch não tủy xác định viêm màng não;
  • Siêu âm não xuyên thóp xác định tình trạng xuất huyết não, quan sát được hình ảnh tổn thương não do thiếu oxy ở trẻ sinh ngạt;
  • Điện não đồ thực hiện khi nghi ngờ trẻ sơ sinh bị co giật do động kinh hoặc lệ thuộc Pyridoxin (được chỉ định thực hiện khi các nguyên nhân gây co giật khác đã được loại trừ và người mẹ có tiền sử sử dụng Pyridoxin);
  • Tầm soát bệnh chuyển hóa: NH3 máu khi đã loại trừ các nguyên nhân thường gặp gây co giật ở trẻ sơ sinh.

Các xét nghiệm trên giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây co giật ở trẻ sơ sinh để có biện pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, co giật ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp với nhau: Rối loạn chuyển hóa - điện giải với các bệnh lý thần kinh trung ương.

3. Điều trị co giật ở trẻ sơ sinh

Nguyên tắc điều trị co giật ở trẻ sơ sinh bao gồm: Hỗ trợ hô hấp, chống co giật và điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Thông đường thở: Hút đờm nhớt;
  • Hỗ trợ hô hấp: Lựa chọn cho trẻ thở oxy hoặc đặt nội khí quản giúp thở tùy thuộc vào mức độ thiếu oxy máu;
  • Chống co giật: Sử dụng thuốc chống co giật Phenobarbital hoặc các thuốc khác phù hợp theo chỉ định của bác sĩ;
  • Điều trị nguyên nhân: Ngay khi phát hiện nguyên nhân gây co giật ở trẻ cần xử trí đúng theo từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Các nguyên nhân hạ đường huyết, hạ canxi máu, hạ magie máu, hạ natri máu, lệ thuộc Pyridoxin, xuất huyết não - màng não, viêm màng não,... được điều trị theo từng phác đồ phù hợp đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Khám nhi, khám trước tiêm phòng vacxin
Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám

Các triệu chứng co giật ở trẻ sơ sinh thường kín đáo, dễ bị bỏ qua. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ khi trẻ sơ sinh bị co giật và các triệu chứng khác, kịp thời đi khám chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp can thiệp điều trị kịp thời, hiệu quả.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

166.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan