Đau họng ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Trẻ sơ sinh bị viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy vào nguyên nhân để có hướng can thiệp và xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh về những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và những lưu ý khi trẻ bị viêm họng.

1. Nguyên nhân gây ra đau họng

Đau họng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể là hậu quả của nhiễm trùng mang lại hoặc là do tác động của một trong số bệnh như: vi rút cảm lạnh hoặc cúm, bệnh sởi, bệnh thủy đậubệnh ung thư phổi.

Trên thực tế, nguyên nhân thường gặp nhất của đau họng là do nhiễm virus. Nếu trẻ bị viêm amidan có nghĩa là phần mô ở hai bên cổ họng của trẻ bị nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn. Vi khuẩn phổ biến nhất gây đau họng là liên cầu khẩu (strep), nhưng điều này thường hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Một bệnh nhiễm khuẩn khác có thể gây đau họng là ho gà.

Ngoài ra, các chất kích ứng trong không khí như khói thuốc lá, lông chó mèo, bụi, phấn hoa từ cỏ phấn hương, cỏ và cây cối cũng có thể làm cho cổ họng của trẻ đau và gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh được gọi là viêm mũi dị ứng hoặc sốt cỏ khô. Thậm chí, khí hậu nóng khô có thể khiến trẻ đau họng đặc biệt là nếu trẻ có xu hướng há miệng ngủ. Nếu trường hợp này xảy ra, miệng của trẻ sẽ khô khi thức dậy, nhưng trẻ sẽ cảm thấy khỏe ngay khi được uống nước sau đó.

Bạn cũng nên để ý đến các tổn thương trong miệng do viêm nướu vì nó cũng có thể gây đau họng ví dụ như trẻ bị bệnh tay chân miệng, tưa miệng hoặc mọc răng.

Ăn gì khi bị thủy đậu và những điều cần tránh
Trẻ bị thủy đậu có thể dẫn đến viêm họng

2. Trẻ sơ sinh bị viêm họng phải làm sao?

Nếu trẻ có vết loét trong miệng thì nên đưa trẻ tới bác sĩ để kiểm tra, bởi vì nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan và làm tổn thương các bộ phận khác trên cơ thể nếu trẻ không được điều trị. Ngoài ra, cổ họng của trẻ cũng nên được kiểm tra nếu bạn có nghi ngại về cơn đau họng của trẻ không chỉ đơn thuần là do khô hoặc do các kích ứng nhẹ gây ra.

Bạn cũng nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay trong các trường hợp sau:

  • Cổ họng của trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng (đỏ tươi, sưng tấy hoặc có mủ)
  • Trẻ không thể nuốt dễ dàng hoặc trẻ thở gấp.
  • Trẻ chán ăn, có dấu hiệu mất nước, chảy nhiều nước dãi, cứng cổ hoặc cáu kỉnh quá mức.

Nếu bạn nhận thấy cơn đau họng của trẻ nhẹ đến mức không cần đưa đến bác sĩ, thì bạn hãy chú ý theo dõi trẻ và không nên để tình trạng này kéo dài hơn một tuần. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu trẻ dưới 3 tháng và đang sốt từ 38 độ C trở lên, trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi và có các triệu chứng đau họng và sốt lên đến 38,3 độ C hoặc nếu trẻ hơn 6 tháng và cơn sốt lên đến 39,4 độ C.

Trẻ sốt sau tiêm vắc-xin 5 trong 1
Trẻ có thể bị viêm họng kèm sốt

3. Đau họng có phải là trường hợp cấp cứu không?

Rất hiếm khi trẻ bị viêm họng mà phải cấp cứu. Tình trạng khẩn cấp duy nhất chỉ có thể xảy ra khi bị viêm nắp thanh quản, nhưng nó rất hiếm khi xảy ra nhờ vắc-xin Hib. Tình trạng nhiễm trùng nắp mô họng ngăn cản thức ăn và chất lỏng đi xuống khí quản. Viêm nắp thanh quản khiến trẻ khó thở cũng như khó nuốt và nhanh chóng chuyển sang sốt (với nhiệt độ trên 38,3 độ C), thở gấp và thường chảy nước dãi. Nếu trẻ có những triệu chứng này, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời.

Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị viêm nắp thanh quản hãy giữ cho trẻ ngồi dậy và đừng cố kiểm tra cổ họng của trẻ, không cho trẻ ăn hoặc uống vì nó có thể làm cho việc thở khó khăn hơn. Trẻ bị viêm nắp thanh quản cần được đưa đến phòng cấp cứu để điều trị gấp.

Viêm họng cấp
Khi trẻ bị viêm nắp thanh quản cần đưa đến gặp bác sĩ

4. Nếu trẻ bị nhiễm trùng thì điều trị như thế nào?

Đối với hầu hết các trường hợp nhiễm virus, không có phương pháp điều trị nào có sẵn hoặc cần thiết vì hệ thống miễn dịch của trẻ nói chung có thể vượt qua virus trong vòng một tuần và trẻ sẽ được phục hồi nhanh chóng nếu được nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Nếu bác sĩ nghi ngờ đau họng là do bị nhiễm vi khuẩn, trẻ sẽ được lấy mẫu tế bào từ cổ họng để kiểm tra. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ được tiến hành xét nghiệm liên cầu khuẩn nhanh chóng để cung cấp kết quả trong vòng 10 phút. Nếu xét nghiệm âm tính, mẫu thường sẽ được gửi đi nuôi cấy từ một đến hai ngày để kiểm tra lại kết quả.

Nếu trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn (như liên cầu khuẩn), bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ. Bạn nên chú ý tuân theo hướng dẫn cho trẻ uống thuốc và không được ngừng sử dụng thuốc kháng sinh quá sớm vì vi khuẩn có thể tập hợp và tái phát nhanh chóng ở dạng nghiêm trọng hơn.

5. Viêm họng lây nhiễm như thế nào?

Các nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút thường rất dễ lây lan. Hãy phòng tránh chủ động bằng cách thường xuyên rửa tay cho trẻ và nếu trẻ đủ lớn để ăn thức ăn đặc thì hãy đảm bảo rằng không ai dùng chung dụng cụ ăn uống, cốc hoặc bàn chải đánh răng với trẻ. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi thay tã.

Bác sĩ sẽ cho bạn biết thời gian phù hợp để trẻ có thể trở lại nhà trẻ, nhưng nói chung, trẻ sẽ cần được giữ ở nhà cho đến khi tình trạng tốt hơn và nếu trẻ bị đau họng do nhiễm trùng do vi khuẩn thì trẻ sẽ dùng kháng sinh ít nhất trong vòng 24 giờ.

Lưu ý khi rửa tay sát khuẩn cho bé
Cho trẻ rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm virus gây bệnh

6. Cách làm dịu cơn đau họng của trẻ?

Nếu trẻ đủ lớn để có thể ăn thức ăn đặc và uống đồ uống ấm như trà hoặc nước dùng thì hãy cho trẻ thử những thứ đó vì nó có thể làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, chỉ cho mật ong vào trà khi trẻ đã được ít nhất một tuổi vì mật ong có thể chứa bào tử gây ngộ độc có thể phát triển trong đường ruột non nớt của trẻ.

Trẻ em trên 12 tháng cũng có thể thưởng thức một ít nước táo. Tuy nhiên, tránh các loại nước ép cam quýt vì chúng có thể khiến cổ họng của trẻ trở nên tồi tệ hơn.

Hãy nhớ rằng điều quan trọng là phải giữ cho trẻ không bị mất nước, vì vậy, mặc dù có thể đau khi nuốt, nhưng trẻ cần được uống nhiều nước, đặc biệt nếu đang sốt. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu trẻ khó nuốt, hãy thử cho trẻ uống từng lượng nhỏ hơn bình thường.

Nếu trẻ thực sự khó chịu, hãy hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau như Acetaminophen dành cho trẻ sơ sinh hoặc Ibuprofen nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Không bao giờ cho trẻ dùng Aspirin vì đây là loại thuốc có liên quan đến một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.

Hãy thử sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ để làm ẩm không khí và làm dịu cổ họng của trẻ. Đảm bảo giữ các bộ lọc sạch sẽ, nếu không chúng có thể tạo thêm vi trùng vào không khí.

Nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng, bạn có thể phải đưa trẻ đến bệnh viện trong vài ngày để được tiêm thuốc hoặc truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị đau họng nhất, bởi vậy bạn nên giữ vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày, cho bé ăn nhiều thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng. Nếu bé bị đau họng bạn có thể tham khảo cách chăm sóc bé nhanh hồi phục tại một số bài viết dưới đây:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan