Giao tiếp bằng mắt giúp trẻ sơ sinh phát triển kỹ năng ngôn ngữ như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Nguyễn Hùng Tiến - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Theo một nghiên cứu mới gần đây cho thấy, người chăm sóc thường xuyên tương tác với trẻ bằng ánh mắt và giọng nói khi được một tuổi sẽ có nhiều khả năng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ hơn khi lên hai tuổi. Vậy cụ thể, giao tiếp bằng mắt giúp trẻ em phát triển kỹ năng ngôn ngữ như thế nào?

1. Nghiên cứu về giao tiếp bằng mắt và sự phát triển kỹ năng của trẻ

Trước khi trẻ học nói, trẻ sẽ học về giao tiếp phi ngôn ngữ. Trẻ nhỏ chú ý đến cách cơ thể giao tiếp thông qua mọi thứ, từ việc được bế trẻ cho đến việc dỗ dành trẻ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những trẻ sử dụng ánh mắt để giao tiếp với người chăm sóc cho thấy sự phát triển ngôn ngữ của những trẻ này tăng lên. Những trẻ 1 tuổi sử dụng giọng nói trong khi nhìn vào mặt người chăm sóc cho thấy vốn từ vựng tăng lên khi 2 tuổi cao hơn so với những đứa trẻ không giao tiếp bằng mắt thường xuyên.

Các nhà khoa học cho biết những phát hiện này sẽ khuyến khích các bậc cha mẹ chú ý đến nỗ lực giao tiếp của trẻ trước khi trẻ có thể sử dụng lời nói và phản hồi lại với người đối diện. Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã xem xét giọng nói, cử chỉ và ánh mắt của trẻ 11 và 12 tháng tuổi, cũng như cách người chăm sóc phản ứng với trẻ. Tiến sĩ Ed Donnellan đến từ Đại học Sheffield, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Các nghiên cứu trước đây chưa bao giờ xem xét các yếu tố này cùng một lúc”.

Để đo lường các tương tác, các nhà nghiên cứu đã quay video trẻ và người chăm sóc ở nhà, và yêu cầu người chăm sóc cho trẻ chơi như bình thường. Các nhà nghiên cứu đã phải mang những đoạn video đó trở lại trường đại học và rất tỉ mỉ mã hóa những gì đang xảy ra giữa trẻ và người chăm sóc. Giáo sư Michelle McGillion của Đại học Warwick, đồng tác giả của công trình được công bố trên tạp chí Khoa học Phát triển (Developmental Science) cho biết, nhóm nghiên cứu đã phải rất chú ý đến mỗi khi trẻ lên tiếng hoặc thực hiện cử chỉ và mã hóa tất cả các phản ứng của người chăm sóc.

Sự phát triển vận động của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi
Trẻ sơ sinh sẽ giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu trước khi học nói

Những người chăm sóc sau đó đã điền vào một bảng câu hỏi về việc liệu con họ có thể nói những từ nhất định đề cập đến động vật, thói quen hàng ngày và thức ăn hay không.

Sau đó, các nhà khoa học sử dụng các mô hình thống kê để phát hiện ra rằng yếu tố dự đoán tốt nhất về vốn từ vựng ở 24 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu học nói trong khi nhìn vào khuôn mặt của người chăm sóc khi trẻ được khoảng một tuổi. Lợi ích này thậm chí còn lớn hơn khi những tương tác này được người chăm sóc phản hồi lại cho trẻ.

Các số liệu thống kê cho thấy khi 19 tháng tuổi, trẻ có trung bình khoảng 100 từ. Điều này cho chúng ta biết là trẻ đang cố gắng giao tiếp trước khi trẻ có thể nói được những từ đầu tiên. Khi trẻ thực hiện điều này, tức là trẻ đang cho người chăm sóc có cơ hội để giao tiếp với trẻ và khi những người chăm sóc tương tác với trẻ, thì trẻ lại càng học được từ vựng và phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

Nhóm nghiên cứu kết luận, để giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, thì sẽ cần phải có sự nỗ lực từ cả phía trẻ và người chăm sóc. Người chăm sóc cần để ý xem trẻ đang học gì và nói chuyện với trẻ về điều mà trẻ đang quan tâm thì sẽ hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó, người chăm sóc điều có thể thực hiện tương tác giao tiếp với trẻ trong bất kỳ bối cảnh nào vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nói chuyện và giao tiếp bằng mắt với trẻ không phải là thứ gì đòi hỏi thiết bị đặc biệt hoặc thậm chí là nhiều thời gian. Ví dụ: người chăm sóc có thể thực hiện khi đang làm việc nhà, trong công viên, trong xe hơi, vào giờ ăn, lúc tắm.

McGillion hy vọng công trình này có thể dẫn đến những nghiên cứu sâu hơn ở nhiều độ tuổi hơn. Đây là một bức tranh tổng thể về sự phát triển trong năm đầu đời của trẻ, nhưng trẻ không ngừng phát triển và thay đổi và hành vi theo từng năm.

trẻ 18 tháng tuổi
Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ

2. Làm thế nào để giao tiếp bằng mắt với trẻ?

Là cha mẹ, bạn có thể sử dụng những phát hiện này để chú ý hơn đến cách bạn giao tiếp với con mình. Bạn có thể đã quen với việc nói chuyện với con mình, nhưng hãy dành một chút thời gian và quan sát tất cả các cách mà bé giao tiếp với bạn. Khi con bạn khóc, quay mặt đi, nhìn bạn hoặc không phản ứng với âm thanh, tất cả đều là những cách bé đang cố gắng nói với bạn điều gì đó. Trả lời những tín hiệu này giống như cách bạn làm với ai đó đang nói chuyện với bạn. Bạn nên nói với bé về những điều mà trẻ đang muốn truyền đạt với bạn bằng cách sử dụng những câu nói như: "Có phải tiếng ồn đó làm con sợ phải không?."

Đầu tiên, trẻ phát triển khả năng tập trung mắt của trẻ vào khuôn mặt của người đối diện. Ngay từ bốn ngày tuổi, trẻ sơ sinh đã nhận ra khuôn mặt của mẹ mình. Cách tốt nhất để hỗ trợ sự phát triển giao tiếp bằng mắt của bé là nhìn bé khi bạn cho bé ăn, vì trẻ sơ sinh chỉ có thể nhìn cách khoảng 8 đến 15 inch, bằng khoảng cách với khuôn mặt của bạn khi ôm bé.

Cho dù bú mẹ hay bú bình, trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội cơ bản bằng cách nhìn vào khuôn mặt của người chăm sóc trong khi bú. Khi trẻ nhìn chằm chằm vào mắt bạn và chuyển hướng nhìn vào thứ gì đó mà bạn cũng đang nhìn, điều này cho thấy sự chú ý chung giữa trẻ và bạn.

Khả năng chú ý cùng một lúc với người lớn của trẻ phát triển từ tám đến 15 tháng tuổi. Trẻ có khả năng hướng sự chú ý của bạn, bằng cách nhìn vào một vật hay đồ chơi mà trẻ mong muốn có được, sau đó quay lại khuôn mặt của bạn để biểu thị liên tục về vật hay đồ chơi mà trẻ muốn bạn lấy cho trẻ. Hướng dẫn bạn bằng cử chỉ không lời nói còn được gọi là cái nhìn ba chiều vì đứa trẻ kết nối ba thứ bằng cách ánh mắt, gồm bản thân trẻ, vật gì đó và bạn. Khi bé nhìn bạn, rồi nhìn vào đồ vật mà bé muốn, rồi quay lại bạn, điều đó cho thấy bé hiểu bản thân trẻ có thể ảnh hưởng đến hành động của bạn. Khi trẻ bắt đầu dùng mắt để cho bạn thấy những gì trẻ muốn, trẻ đã chuyển từ vị trí là người tham gia thụ động thành người chủ động trong mối quan hệ cha mẹ - con cái.

Trẻ 15 tháng tuổi phát triển nhận thức và cảm xúc
Trẻ nhỏ từ tám đến 15 tháng tuổi bắt đầu có khả năng chú ý cùng lúc với người lớn

Tương tác trực tiếp giữa bạn và trẻ sẽ hiệu quả hơn tương tác thông qua video hoặc ghi âm, do tương tác trực tiếp sẽ cho trẻ nhỏ cơ hội học cách sử dụng mắt để giao tiếp phi ngôn ngữ. Trẻ dựa vào phản ứng và tương tác từ người chăm sóc để hình thành hành vi của bản thân. Khi bé phát ra âm thanh, bạn thưởng phản ứng với trẻ bằng một nụ cười thật tươi, chạm vào cơ thể và nói chuyện với trẻ. Chẳng bao lâu, trẻ sẽ tạo ra những tiếng động vui vẻ để thu hút sự chú ý của bạn và do đó, bắt đầu hình thành sự gắn kết giữa bạn và trẻ. Phản ứng của bạn với chuyển động và âm thanh của trẻ sẽ khuyến khích nhiều điều tương tự. Dành thời gian với bé là một trong những cách tốt nhất để giúp bé học hỏi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com; theguardian.com; allinahealth.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan