Khi trẻ biếng ăn, chậm lớn, có nên cho ăn nhiều men tiêu hóa?

Bài viết được tư vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Thu Hương - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Để tránh gây hậu quả xấu cho cơ quan tiêu hóa và quá trình tăng trưởng của trẻ, bố mẹ cần hiểu về các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Không phải lúc nào trẻ biếng ăn, chậm lớn cho ăn nhiều men tiêu hóa cũng là tốt.

Men tiêu hóa
Khi trẻ dưới 5 tuổi có biểu hiện biếng ăn, tiêu chảy,... điều đầu tiên bố mẹ nghĩ tới là mua men tiêu hóa cho con uống mà không hiểu rõ cơ chế tác dụng.

1. Men tiêu hóa là gì?

Men tiêu hóa hay gọi là các enzym, bản chất là các protein. Đây là những chất xúc tác cho quá trình phân giải thức ăn. Dưới tác động của các men tiêu hóa, thức ăn được cắt nhỏ các liên kết trong thức ăn trở thành các dạng nhũ tương giúp cho lớp niêm mạc ruột có thể hấp thụ một cách dễ dàng vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. Hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn bao gồm protein, lipid, carbonhydrat... đều không thể tự hấp thu vào máu, vì vậy mà chúng ta cần tác động của các enzym hoạt tính giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thu được.

Men tiêu hóa được tiết từ các cơ quan trong bộ phận tiêu hóa của cơ thể như tuyến nước bọt, dạ dày, tụy, gan. Mỗi loại men tiêu hóa lại có những chức năng khác nhau.

  • Men alpha amylase được tuyến nước bọt và tụy tiết ra giúp phân giải tinh bột đã nấu chín thành đường cho cơ thể hấp thu.
  • Men tiêu hóa protein như: Trypsin, chymotrypsin, men pepsin. Phân giải protein từ thịt, cá, trứng, sữa... cung cấp vào cơ thể.
  • Tiêu hóa mỡ do men lipase và muối mật do gan sản xuất. Nếu thiếu các men này cơ thể sẽ sợ ăn mỡ, đi ngoài có váng mỡ, đầy bụng chậm tiêu...
  • Một số loại men tiêu hóa các chất cellulose (chất xơ) như cellulose, hemixenluloza, phytase, beta- glucanase...

2. Khi trẻ biếng ăn, chậm lớn, có nên cho ăn nhiều men tiêu hóa?

Việc lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ biếng ăn, chậm lớn vô tình sẽ khiến cho tình trạng tiêu hóa của trẻ không được cải thiện, thậm chí ngày càng tồi tệ hơn. Khi dùng men trong một thời gian dài mà tình trạng biếng ăn không được cải thiện, thậm chí con còn bị tiêu chảy cấp, mệt mỏi, suy nhược. Cơ thể “lười biếng” không sản sinh ra men tiêu hóa, lâu dần sẽ giảm công suất và trở nên đình đốn. Lúc này, cơ thể bé sẽ phải phụ thuộc suốt đời vào men tiêu hóa được đưa vào. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10 - 15 ngày.

Chỉ nên dùng men tiêu hóa cho trẻ khi:

  • Bé biếng ăn kèm theo suy dinh dưỡng, đi ngoài phân sống,...thì chúng ta có thể dùng men tiêu hóa.
  • Các trường hợp giảm tiết dịch men tiêu hóa, bệnh nhân bị chứng thiểu toan, giảm toan trong dạ dày, bệnh nhân bị viêm dạ dày thể teo đét,... dùng men tiêu hóa thực sự hữu dụng.
  • Trường hợp hay bị rối loạn tiêu hóa, bụng ậm ạch, ăn lâu tiêu, một chút men tiêu hóa có thể sẽ có lợi.
  • Người mới ốm dậy, người thể lực yếu trong những ngày đầu tiên, nên dùng men tiêu hóa để việc tiêu hóa được bình thường, giúp cơ thể hồi phục nhanh.
Men tiêu hóa
Khi bé biếng ăn, mẹ thường tự ý mua men tiêu hóa hoặc men vi sinh về cho con sử dụng mà không lường trước được hậu quả

Không nên dùng men tiêu hóa khi:

  • Với những trẻ bình thường có biểu hiện chán ăn không nên dùng men tiêu hóa dưới dạng thuốc vì ít có tác dụng. Trường hợp cần dùng phải tuân theo sự chỉ định của thầy thuốc.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống men tiêu hóa vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định
  • Không được dùng liên tục, kéo dài, thời gian dùng chỉ tối đa là 2 tuần
  • Không nên dùng trước bữa ăn, cũng không nên dùng sau khi ăn chừng 2 tiếng đồng hồ. Tốt nhất dùng cùng bữa ăn hoặc ngay sau ăn.
  • Trường hợp bị sống phân hoặc bị tiêu chảy có đau bụng kèm theo, trường hợp đại tiện phân có máu hoặc nôn ra máu, bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm độc các hợp chất hóa học hoặc bị bỏng axit cũng tuyệt đối tránh xa sản phẩm này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Ghi chú: Bài báo này nằm trong chương trình Nâng cao nhận thức về Bệnh chậm tăng trưởng của Hệ thống Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec, với sự hỗ trợ của Novo Nordisk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

110.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan