Kiến thức cần biết về kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi ăn bằng dây rốn, nhận chất dinh dưỡng qua dây rốn chứ không ăn bằng dạ dày. Đó là lý do vì sao khi chào đời dạ dày của bé rất nhỏ và sẽ tăng kích thước dạ dày trong những ngày tiếp theo.

1. Kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Ngày thứ 1 – 2: Dạ dày của trẻ chưa có sự giãn nở tốt và có kích thước nhỏ hơn hạt đậu, vì vậy chỉ chứa được khoảng 5 – 7ml sữa/lần vào ngày đầu tiên. Lượng sự này tương đương với lượng sữa non quý giá của mẹ mới tiết ra. Vì thế, việc mẹ “lót dạ” cho trẻ lượng sữa công thức lên tới 30ml/cữ là hoàn toàn sai lầm và gây ảnh hưởng rất lớn đến con.

Ngày thứ 3 – 6 sau khi sinh: Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh đã to bằng một quả nho và có thể chứa được khoảng 30 – 60ml sữa/lần ăn.

Trẻ 1 tháng tuổi: Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh đã to bằng khoảng quả trứng gà và có thể chứa được từ 80-150ml/lần ăn.

Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Dạ dày trẻ tương đương với một quả bưởi nhỏ và nhỏ hơn gấp 5 lần so với người trưởng thành. Lúc này, dạ dày trẻ đã có thể chứa được khoảng 200 – 250ml sữa (tương đương với 1 chén cơm).

2. Nhu cầu ăn của trẻ qua từng giai đoạn

Trẻ sơ sinh
Mặc dù kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ nhưng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao gấp 3-5 lần người lớn

Dựa vào kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh trên đây thì có thể thấy rằng ở mỗi thời điểm, trẻ sẽ có nhu cầu ăn khác nhau và thậm chí mẹ chỉ cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là cũng đủ để trẻ phát triển tốt nhất, chứ không cần phải dùng đến sữa công thức.

Ngoài ra, mặc dù kích thước dạ dày của trẻ nhỏ hơn gấp 5 lần so với người trưởng thành nhưng xét về mặt dinh dưỡng thì nhu cầu của trẻ cao hơn người lớn từ 3 – 5 lần. Theo đó:

  • Một em bé sơ sinh sẽ ăn khoảng 8 – 12 lần trong vòng 24 giờ trong ngày đầu tiên. Tức là cứ khoảng 1 – 3 giờ bé lại ăn một lần.
  • Còn đối với những em bé đang ở độ tuổi ăn dặm nên chia nhỏ làm 2 – 3 bữa trong ngày.

3. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Chứng trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện ở 2⁄3 số trẻ em trong những năm đầu đời. Đa số chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em sẽ chấm dứt sau 12-14 tháng. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ thời gian bị trào ngược kéo dài hơn. Trào ngược dạ dày được phân thành 2 loại: sinh lý và bệnh lý.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mà các thức ăn. Dịch vị trong dạ dày trẻ bị đẩy ngược lên thực quản. Sau đó đẩy lên cổ họng và nôn trớ ra ngoài. Người ta còn gọi hiện tượng này là trào ngược bazo. Nó có thể xuất hiện ở trẻ vào bất cứ thời điểm nào không kể ngày hay đêm. Thời điểm này trẻ sơ sinh chủ yếu ăn sữa do vậy cũng sẽ chỉ nôn ra sữa.

Khi bị trào ngược dạ dày, trẻ sơ sinh sẽ rất hay quấy khóc, bỏ bú. Ban đêm khó ngủ, nhiều khi phải bế suốt trên tay. Kéo dài trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng và còi cọc.

Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không bị khò khè tái đi tái lại....thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý. Nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần....thì nhiều khả năng trào ngược đã trở thành bệnh lý.

Cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày- thực quản :

Đối với trẻ chưa ăn dặm (trẻ dưới 4-6 tháng tuổi):

  • Bố mẹ cho trẻ bú nhiều lần, thời gian cho trẻ bú hợp lý là 2 giờ sau lần bú trước. Sau khi cho bú, cho trẻ đứng từ 10-20 phút. Cần lưu ý cho trẻ bú đúng tư thế, ngậm đúng cú để hạn chế bé nuốt hơi vào bụng.
  • Đối với những trẻ thường dùng bình bú, bố mẹ xem thử kích thước tia sữa đã phù hợp với bé hay chưa.
Trẻ bú mẹ
Với trẻ trào ngược dạ dày từ 4-6 tháng, mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ

Đối với trẻ ăn dặm:

  • Bố mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên cho trẻ ăn 1.5-2 giờ/ lần.
  • Hạn chế cho trẻ sơ sinh ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo.
  • Thêm 1 muỗng bột ngũ cốc và khoảng 50g sữa bột hoặc sữa vắt từ bầu sữa mẹ vào bình. Nếu như dung dịch pha đặc quá, bạn có thể thay đổi kích thước núm vú hoặc cắt núm vú thành chữ “X” nhỏ.
  • Thường xuyên vỗ nhẹ vào mông bé trong quá trình ăn để tránh hiện tượng trớ sữa.
  • Nếu nghi ngờ trẻ dị ứng với protein thì hãy cho trẻ dùng sữa công thức protein phân hủy từ 2-4 tuần. Loại protein chứa trong sữa này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng trớ sữa cũng như khiến cho trẻ “dễ tiêu”.
  • Không cho trẻ bú nhiều quá mức hoặc ăn những thức ăn quá đặc vì dễ gây ra hiện tượng táo bón, giảm hấp thu hàm lượng canxi trong sữa.

Cho trẻ bú đúng cách:

  • Bố mẹ cần điều chỉnh tư thế bú của trẻ cho hợp lý, tránh tình trạng sữa xuống quá nhanh. Thời gian cho trẻ bú hợp lý là 2 giờ sau lần bú trước. Sau khi cho bú, cho trẻ đứng từ 10-20 phút.
  • Hạn chế cho bé ngậm vú giả nhiều.

Bên cạnh đó, bạn nên giúp bé ợ hơi trong trong hoặc sau khi bú. Các bà mẹ nên làm điều này khi trẻ bú hết một bên vú hoặc bú hết 50 ml sữa trong bình. Cách thực hiện đơn giản như sau: mẹ cho bé ngồi thẳng trên đùi, để bé hơi ngả người ra trước, dùng 1 tay đỡ cằm, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng. Với cách trên, bé sẽ ợ hơi dễ dàng, tránh trào ngược dạ dày sau khi bú xong.

Cuối cùng, khi cho bé ngủ, bố mẹ kê đầu bé cao hơn phần thân một tí. Như vậy sẽ tránh tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ.

Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh có 12 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Nhi, đặc biệt là hồi sức sơ sinh và điều trị sơ sinh bệnh lý. Ngoài ra, bác sĩ có thế mạnh trong trong lĩnh vực tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cũng như khám, tư vấn và can thiệp dinh dưỡng ở trẻ em.

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan