Làm gì khi bé 1 tháng tuổi hay khóc đêm?

Khi trẻ mới ra đời, thời gian ngủ của trẻ có thể kéo dài đến 20 giờ/ngày. Tuy nhiên, khoảng vài tuần sau, trẻ có thể thức và khóc đến vài giờ đồng hồ. Việc trẻ 1 tháng tuổi hay quấy khóc đêm là rất phổ biến. Vậy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay khóc đêm phải làm sao?

1. Giấc ngủ bình thường ở trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi

Giấc ngủ của trẻ ở giai đoạn này không thể đoán trước trong tháng đầu tiên, thường bị ngắt quãng bởi những khoảng thời gian thức giấc ngắn, sau đó là những giấc ngủ ngắn và những giấc ngủ dài hơn. Một số trẻ dường như bị nhầm lẫn ngày đêm. Khóc khi ngủ là việc bình thường.

Sau mỗi 2-3 giờ trẻ thường thức dậy và có khi thường xuyên hơn để ăn.

Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, thiết lập thói quen giúp trẻ điều chỉnh cách ngủ. Tuy nhiên, đối với hầu hết trẻ ở độ tuổi này, lịch ngủ đều đặn hoặc thời gian ngủ ban đêm dài là không thể.

2. Khi nào trẻ sẽ hết quấy khóc vào buổi tối?

Đầu tiên, cha mẹ có thể nhận thấy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay khóc đêm bắt đầu khoảng từ lúc 2- 3 tuần tuổi và cơn quấy khóc ban đêm có thể đạt đỉnh điểm vào khoảng 6 tuần tuổi. Khoảng thời gian này có thể sẽ tương ứng với một đợt tăng trưởng và một số do tăng cữ bú. Nếu bạn đang đạt đến điểm đó, hãy giữ vững hy vọng rằng mọi việc sắp trở nên tốt hơn!

Mặc dù, không có mốc thời gian nhất định để đảm bảo khi nào trẻ sơ sinh sẽ vượt qua “giờ phù thủy” này, nhưng thông thường nó sẽ kết thúc vào khoảng 3-4 tháng tuổi.

3. Nguyên nhân trẻ 1 tháng tuổi hay quấy khóc đêm là gì?

3.1 Hệ thần kinh trung ương chưa hoàn thiện

Hệ thần kinh trung ương của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, chưa hình thành được phản xạ có điều kiện thức giấc và ngủ đêm, dễ bị kích thích từ bên ngoài như âm thanh, ánh sáng gây ra tiếng khóc đột ngột. Thai nhi ở trong bóng tối 24 giờ trong bụng mẹ, không phân biệt ngày đêm. Trong những trường hợp bình thường, phản xạ có điều kiện của vỏ não trẻ sơ sinh dần dần bắt đầu hình thành sau 15 ngày kể từ ngày sinh. Khi con bạn ngủ quá nhiều vào ban ngày, bé sẽ khóc nhiều hơn vào ban đêm.

3.2 Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay khóc đêm do thói quen

Cha mẹ luôn bao dung con cái, rung động, vỗ về, dỗ dành và bế con đi khắp nhà mỗi khi con quấy khóc. Theo thời gian, trẻ coi việc dỗ ngủ của bố mẹ là quyền của mình, dù bạn có mệt mỏi đến đâu thì trẻ sẽ càng ngày càng quấy khóc nhiều hơn, lâu hơn.

Cha mẹ luôn không thể chịu đựng được khi nghe những tiếng khóc lớn của con mình, cuối cùng đành phải thỏa hiệp. Đối với những đứa trẻ như vậy, cha mẹ hãy tập cho chúng thói quen tự nín khóc.

3.3 Khóc do bị kích thích quá mức

Đứa trẻ đột nhiên quấy khóc dữ dội trong đêm ngủ, trẻ không ngừng khóc dù đã dỗ dành bằng nhiều cách. Khóc kèm với bủn rủn tay chân, cong người, đổ mồ hôi nhiều, tiếng khóc gần như la hét, thậm chí là khóc cuồng loạn. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do trẻ bị “sợ hãi” như xem các chương trình ti vi đáng sợ vào ban ngày, ngã từ trên cao xuống, bị người khác dọa nạt, đánh đập, mắng mỏ, vận động mạnh trước khi đi ngủ, hoặc bị kích thích quá mức,v.v ...

3.4 Bé 1 tháng tuổi hay khóc đêm vì khó chịu ở bụng

Ăn quá no trong bữa tối, quá nhiều loại và ăn những thức ăn không tiêu hóa được khiến trẻ bị đầy bụng và đau bụng khi ngủ.

Tuy nhiên, cũng có thể do em bé của bạn quá nhạy cảm với kích thích và chưa thể tự xoa dịu. Mặc dù gây căng thẳng cho người chăm sóc, nhưng cơn đau bụng sẽ không gây ra bất kỳ tác hại lâu dài hoặc vấn đề y tế nào cho bé.

3.5 Giun kim hoạt động

Ngay sau khi trẻ đi ngủ vào ban đêm, khoảng nửa giờ đến hai giờ. Đột nhiên có tiếng khóc dữ dội, cong người, dùng tay gãi hậu môn thì nguyên nhân có thể là do bệnh giun kim. Khi trẻ ngủ yên, giun kim sẽ bò đến các nếp gấp ở hậu môn hoặc âm hộ của trẻ để phóng noãn, khiến trẻ ngứa ngáy và quấy khóc. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể mở hậu môn hoặc âm hộ của bé gái để kiểm tra.

3.6 Trẻ 1 tháng tuổi hay quấy khóc đêm do đói

Đói là một trong những lý do chính khiến trẻ khóc đêm. Trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng và dạ dày nhỏ nên không chứa được lượng sữa lớn. Vì vậy, cha mẹ nên đánh thức trẻ nhiều lần trong đêm để cho trẻ bú. Thông thường, trẻ sơ sinh bú liên tục và thời gian của các cữ bú cũng rất gần nhau. Đến khoảng 3 tháng tuổi, khoảng cách giữa các cữ bú sẽ từ 2 - 4 giờ.

3.7 Bé 1 tháng tuổi hay khóc đêm do dị ứng

Khi trẻ quấy khóc dai dẳng và không liên quan đến đói, ngủ hoặc khó chịu nói chung thì dị ứng đạm sữa bò có thể là nguyên nhân..

3.8 Colic

Colic hay còn gọi là hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh, trẻ khóc do đau bụng co thắt và điều này thường báo hiệu một giai đoạn suy nhược ở trẻ. Nếu bạn nhận thấy bé khóc từ 3 giờ trở lên, ba ngày một tuần và trong ba tuần trở lên thì đã đến lúc bạn đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và loại trừ các bệnh lý.

3.9 Trẻ 1 tháng tuổi hay khóc đêm do quá nóng hoặc quá lạnh

Trẻ có thể bắt đầu cảm thấy lạnh hoặc nóng về đêm và cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Nếu nhiệt độ thay đổi nhanh, bé sẽ thấy khó chịu và bật khóc.

3.10 Khóc đêm do mắc một bệnh lý

Khi cơ thể không được khỏe, người lớn rất dễ bị mệt mỏi, mất ngủ và trẻ sơ sinh cũng vậy. Trẻ có thể sẽ quấy khóc về đêm nếu mắc một trong các bệnh lý như cảm lạnh, nhiễm trùng tai, nhiệt miệng, loét miệng, rối loạn tiêu hóa, lồng ruột, suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu thiếu sắt,... Nguyên nhân của bệnh quấy khóc phức tạp hơn, do đó cần tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Ngoài những nguyên nhân trên, những nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh quấy khóc đêm là do tã bẩn, khó chịu sau khi đại tiện, mất núm vú giả, nệm giường nằm không thoải mái,...

4. Làm gì khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay khóc đêm?

Mỗi đứa trẻ có nguyên nhân khóc đêm khác nhau, cũng như cách xử lý khác nhau. Cha mẹ có thể thử một số biện pháp dưới đây để giúp trẻ giảm tình trạng khóc đêm và quen dần với môi trường ngoài bụng mẹ:

  • Hạn chế ngủ trưa. Cha mẹ không nên để bé ngủ trưa quá 3 tiếng mỗi lần trong ngày. Giữ đèn mờ và phòng yên tĩnh khi cho bé bú và thay đồ vào ban đêm. Giúp bé hình thành thói quen thức giấc vào ban ngày và ngủ vào ban đêm.
  • Đặt em bé trong một chiếc nôi hoặc đi bộ và đung đưa chúng. Điều này nhắc nhở em bé đang ở trong bụng mẹ và làm chúng an tâm.
  • Bật tiếng ồn trắng. Bạn có thể thử dùng máy tạo tiếng ồn trắng, quạt hoặc ghi lại nhịp tim. Những âm thanh này nhắc nhở em bé đang ở trong bụng mẹ và có thể giúp bé bình tĩnh lại.
  • Không nên cho trẻ xem các chương trình tivi ly kỳ, không kể cho trẻ nghe những câu chuyện rùng rợn và trước khi đi ngủ cũng đừng hù dọa trẻ.
  • Không nên cho trẻ ăn quá no trong bữa tối. Đợi ít nhất 2 đến 2,5 giờ kể từ khi bắt đầu một cữ bú đến khi bắt đầu cữ bú tiếp theo. Ăn no quá mức có thể khiến bé khó chịu do dạ dày còn quá nhỏ.
  • Nếu cha mẹ không phát hiện ra và nghi ngờ trẻ quấy khóc do giun kim thì có thể bôi kem trị giun kim vào hậu môn sau khi trẻ ngủ. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách sử dụng hiệu quả.
  • Ôm trẻ trong vòng tay ở bên trái hoặc bụng của chúng. Điều này có thể giúp ích cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoặc giúp dạ dày của trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Nhớ đặt trẻ nằm ngửa trong nôi nếu trẻ ngủ quên.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để xác định xem bé khóc có phải do dị ứng protein sữa bò hay không.

Ngoài ra, cha mẹ có thể kiểm tra nhu cầu của bé. Đôi khi không có lý do rõ ràng nào khiến trẻ khóc đêm. Vì vậy, cha mẹ cần kiểm tra xem trẻ có đang trong các tình huống sau hay không?

  • Đói bụng: Theo dõi thời điểm bé ăn và để ý các dấu hiệu đói sớm như mút tay.
  • Lạnh hay nóng: Kiểm tra quần áo và nhiệt độ phòng của bé
  • Bẩn hoặc ẩm ướt: Kiểm tra tã của bé xem có cần thay không.
  • Nôn trớ rất nhiều: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể khiến trẻ quấy khóc.
  • Quá kích thích. Thử giảm tiếng ồn và ánh sáng.
  • Bệnh lý: Cha mẹ hãy đo nhiệt độ của bé. Đảm bảo rằng trẻ không có bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào khác. Gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa nếu bé dưới 2 tháng tuổi sốt cao.

Chăm sóc bản thân. Chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay khóc đêm rất mệt mỏi. Nếu bạn cảm thấy quá sức, hãy gọi cho bạn bè hoặc người thân để chăm sóc em bé của bạn trong khi bạn nghỉ ngơi. Nếu không có ai giúp đỡ, hãy đặt em bé vào cũi, đóng cửa và nghỉ ngơi trong 10 phút. Cố gắng làm điều gì đó thư giãn trong 10 phút đó.

5. Khi nào nên đưa trẻ khóc đêm đến khám bác sĩ nhi khoa?

Khóc ở trẻ sơ sinh thường không phải là một vấn đề y tế. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên loại trừ bất kỳ lý do y tế nào khiến trẻ khóc đêm. Hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Sốt cao trên 38 độ C khi đo nhiệt ở trực tràng
  • Không tỉnh táo và năng động như bình thường
  • Giảm cân hoặc không tăng cân
  • Nôn mửa
  • Phân lỏng hoặc có máu
  • Không ăn
  • Bú không tốt
  • Không ngừng khóc, bất kể cha mẹ có dỗ dành như thế nào?

Có thể nói, tình trạng trẻ sơ sinh 1 tuổi khóc đêm do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc thấy trẻ khóc đêm và dùng nhiều các biện pháp nhưng vẫn không cải thiện thì cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để thăm khám và xác định nguyên nhân. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời tư vấn cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan