Làm thế nào để khuyến khích trẻ thử những món ăn mới?

Thực phẩm được nấu bằng nhiều cách khác nhau, có thể là thức ăn nguội hoặc thay đổi kết cấu của thực phẩm để tạo sự hấp dẫn và khuyến khích bé ăn được ngon hơn. Khi bạn muốn giới thiệu với bé những món ăn mới, bạn nên tăng thêm hương vị cho món ăn đó để kích thích bé và điều quan trọng hơn hết giúp bé thích thú với món ăn mới là bạn hãy kiên nhẫn và không ngừng cố gắng.

1. Một vài lời khuyên khi giới thiệu món ăn mới cho bé

  • Khi bạn muốn giới thiệu và muốn giúp trẻ làm quen với thức ăn mới, hãy chế biến khẩu phần của thực phẩm mới với một hoặc hai thìa cà phê. Bởi vì bé mới làm quen với một loại thức ăn, bé có thể chỉ ăn một lượng nhỏ. Nếu bé nhanh chóng thích thú với món ăn mới này, bạn có thể đề nghị bé ăn thêm.
  • Làm theo các tín hiệu của bé: Nếu bé nhăn mặt khi thử đồ ăn mới, hãy cho bé một chút thời gian để thích nghi với hương vị mới và nuốt trước khi cho bé ăn thêm. Tuy nhiên, nếu bé kiên quyết ngậm miệng hoặc quay đầu lại, hãy thử lại món ăn này vào ngày khác.
  • Hãy kiên nhẫn và kiên trì: Bé có thể ngấu nghiến một loại thức ăn hàng chục lần trước khi quyết định đó là món bé thích nhất trong thực đơn, đặc biệt nếu bạn thay đổi cách cho bé ăn.
  • Giới thiệu từng loại thức ăn: Chờ từ 3 đến 5 ngày trước khi cung cấp một loại thức ăn mới khác. Cách làm này có thể giúp bạn dễ dàng nhận biết bé có bị dị ứng với các loại thức ăn mới hay không.
  • Các nhà sản xuất thực phẩm có các sản phẩm trên thị trường được thiết kế để giúp bạn kết hợp các loại thực phẩm thường gây dị ứng vào chế độ ăn của bé. Các loại bột xào và thức ăn dặm này được phát triển từ nghiên cứu - chẳng hạn như thử nghiệm LEAP - cho thấy rằng trẻ em ít có nguy cơ bị dị ứng với thức ăn hơn khi chúng bắt đầu sử dụng từ 4 đến 6 tháng và trong suốt thời thơ ấu.
Trẻ từ chối thức ăn dặm
Cha mẹ nên kiên nhẫn và cho bé thời gian để thích nghi với hương vị mới

2. Làm cho món ăn mới hấp dẫn hơn bằng cách chế biến chúng theo nhiều cách khác nhau

  • Sử dụng các kỹ thuật nấu ăn khác nhau: Nếu em bé bới lộn món rau hấp, bạn hãy thử nướng nó ở lần ăn sau. Bởi vì, hương vị ngon tuyệt của cải Brussels caramel đã làm say lòng rất nhiều người kể cả những người trưởng thành kén ăn.
  • Bảo quản thức ăn ở các nhiệt độ khác nhau: Ví dụ, một số em bé thích súp lơ xanh lạnh hơn là súp lơ nóng.
  • Kiểm tra các kết cấu thực phẩm cho trẻ: Một số em bé chấp nhận một loại thức ăn mới dễ dàng hơn khi nó được xay nhuyễn. Tuy nhiên, khi kỹ năng ăn uống của bé được cải thiện, bé có thể bắt đầu thích một số loại thực phẩm có nhiều kết cấu hơn. Ví dụ, các loại rau nấu chín như cà rốt, củ cải đường hoặc củ cải tây có thể được hấp và thái hạt lựu hoặc rang và nghiền thành hỗn hợp rau củ.
  • Thử nghiệm với các loại thực phẩm có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Ví dụ, bé có thể không thích món cà chua hầm nhưng sau đó lại ngấu nghiến cà chua bằm còn tươi, hoặc thích món đậu phụ tươi mềm hơn là món chiên giòn hơn.

3. Thêm hương vị để tăng sự kích thích với bé

  • Cho bé tiếp xúc với nhiều loại hương vị: Thật vô lý nếu cho rằng thức ăn dành cho trẻ em nên chế biến nhạt nhẽo. Cân nhắc khám phá những món ăn đầu tiên, bao gồm trái cây chua. Tuy nhiên, có một số lượng trẻ đáng ngạc nhiên lại thích vị này. Ví dụ, một vắt nước chanh sẽ đẩy guacamole bé lên một bậc.
  • Kết hợp một món ăn mới với một món ăn quen thuộc: Nếu bé từ chối một loại thức ăn mới, hãy kết hợp nó với thức ăn đã có trong thực đơn của bé. Ví dụ, trộn mận đã xay nhuyễn vào bột yến mạch, trộn xoài với chuối hoặc trộn đào xay nhuyễn với gà tây xay nhuyễn.
Chế độ ăn dặm thực đơn của trẻ
Kết hợp món ăn mới với món quen thuộc để tăng hứng thú cho bé

  • Đừng tránh sử dụng gia vị: Trẻ sơ sinh trên khắp thế giới đều thích ăn cay, vì vậy đừng ngại thêm hương vị bằng các loại gia vị, thảo mộc và chất thơm như tỏi. Cho một chút gừng vào lê nướng hoặc bạc hà vào đậu Hà Lan. (Lưu ý: Không cho muối vào thức ăn của trẻ).
  • Bổ sung thêm phô mai, sữa chua hoặc bơ vào thực đơn. Mặc dù sữa bò không được khuyến khích cho đến khi con bạn được 1 tuổi, nhưng trẻ có thể ăn sữa chua nguyên chất không đường, phô mai hoặc bơ. Đun chảy một chút bơ trong súp lơ đã đánh bông. Khuấy một ít sữa chua để tạo độ ngậy cho món ăn mặn như thịt hoặc thức ăn ngọt như quả mọng.

Lưu ý: Đợi khi bé được một tuổi mới cho bé uống mật ong.

4. Làm cho bữa ăn của trẻ trở thành một trải nghiệm tích cực

  • Chọn một thời điểm tốt: Em bé của bạn có thể sẽ dễ dàng tiếp nhận việc nếm những món mới khi được nghỉ ngơi đầy đủ, tâm trạng tốt, không bị ốm và đói nhưng không quá đói.
  • Để bé làm bừa bộn đồ đạc: Trẻ sơ sinh học thông qua các giác quan của chúng. Khi bé chơi với thức ăn của mình, bé đang khám phá cảm giác và mùi của nó, ngoài mùi vị của thức ăn trong miệng. Chờ dọn dẹp cho đến khi em bé hoàn thành bữa ăn.
  • Nên làm mẫu để em bé ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh: Em bé của bạn thích bắt chước những gì bạn làm, điều này khiến nhiều khả năng bé sẽ muốn thử bất cứ thứ gì bạn đang ăn.
  • Cho em bé của bạn vào giờ ăn của gia đình khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Ngay cả khi bạn cho trẻ ăn riêng (giúp dễ dàng theo dõi cẩn thận hơn khi trẻ ăn), hãy để trẻ cùng ăn với bạn khi bạn có thể. Ngoài việc nhìn thấy những gì bạn đang ăn, em bé cũng sẽ trải nghiệm bữa ăn gia đình như một khoảng thời gian vui vẻ khi hai bạn tận hưởng sự bầu bạn của nhau.
Cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ độ tuổi ăn dặm
Chọn thời điểm tốt để bữa ăn của trẻ trở thành một trải nghiệm tích cực

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com, yummytoddlerfood.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

918 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan