Nhu cầu của trẻ em là gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Cử nhân Trương Tạ Anh Nga - Chuyên viên Tâm lý - Trung tâm Y học tái tạo & Trị liệu tế bào, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi tại sao mình dành hết cho con mình tất cả mọi thứ nhưng con mình cứ khóc, quấy? Đã bao giờ cha mẹ cảm thấy bất lực trước những lần đòi hỏi của con, trước những câu hỏi chất vấn của con? Đã bao giờ cha mẹ có suy nghĩ: “ Tại sao con mình đẻ ra mà mình không thể hiểu nổi con đang nghĩ gì và làm sao để có thể kết nối với con đây?”

Để trả lời được những thắc mắc đó, cha mẹ cần hiểu được nhu cầu của trẻ em và khi hiểu đúng, cha mẹ sẽ có những hành động đúng đắn. Từ những hành động đúng đắn sẽ giúp cha mẹ và con cái thấu hiểu nhau hơn.

1. Nhu cầu là gì?

Nhu cầu là sự thể hiện tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân cảm thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển.

Như vậy, nhu cầu không mang ý nghĩa tốt/ xấu. Nhu cầu luôn tồn tại trong trẻ em. Khi nhu cầu của trẻ em tăng lên và chúng ta có thể ứng xử phù hợp đồng thời cung cấp đúng nhu cầu cho trẻ thì trẻ sẽ phát triển một cách tự nhiên.

2. Tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow

Có 5 tầng bậc nhu cầu của trẻ em

Bậc 1: Physiological – Nhu cầu cơ bản về sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản của con người, nếu không có tầng bậc nhu cầu này, con người không thể tồn tại bao gồm đủ ăn, ngủ đủ, hít thở... Trẻ em cũng vậy, trẻ em khi sinh ra cần có nhu cầu ăn no, ngủ đủ, đi vệ sinh, vận động.... Nếu thiếu một trong những nhu cầu này thì trẻ sẽ không thể tồn tại.

Bậc 2: Safety – Nhu cầu an toàn: Ai sinh ra cũng có nhu cầu được cảm thấy an toàn. Trẻ em cũng như vậy, trẻ em mong muốn được sống trong môi trường an toàn, được người thân chăm sóc vỗ về, được chơi đồ chơi an toàn, được sống trong bầu không khí gia đình an toàn...

Thật vậy, trong gia đình không thể nào tránh khỏi những mâu thuẫn, những hiểu lầm. Tuy nhiên, cha mẹ cần bình tĩnh để xây dựng một môi trường gia đình an toàn bằng cách giải quyết mâu thuẫn theo hướng giải pháp. Từ đó, những em bé cũng học được cách giải quyết mẫu thuẫn, học cách xây dựng môi trường an toàn cho cuộc sống gia đình sau này.

Đồng thời khi cha mẹ luôn đánh mắng con cái vô cớ, em bé cảm thấy không được an toàn, có thể không muốn trở về ngôi nhà của mình và trẻ sẽ gặp khó khăn trong quá trình kết đôi ở lứa tuổi trưởng thành.

Bậc 3: Love/Belonging – Nhu cầu tình cảm: Trẻ em luôn luôn mong muốn được yêu thương, cần có nơi để trẻ em thuộc về (như được thuộc về gia đình, được là một thành viên của trường học, được là thành viên của nhóm bạn bè...).

Đó là lý do vì sao trẻ em cần được có nhóm bạn chơi chung. Và nhiệm vụ của cha mẹ là hỗ trợ con để con có thể tự tìm, tự xây dựng và duy trì được nhóm bạn tốt. Nhóm bạn sẽ là một kênh thông tin rất hữu ích đối với trẻ.

Bậc 4: Esteem - Nhu cầu được tôn trọng: Trẻ em mong muốn được thừa nhận, được quý mến, được tôn trọng những điều thuộc về bản thân trẻ như: tôn trọng nguồn gốc xuất thân, tôn trọng cơ thể, tôn trọng về tính cách.

Bậc 5: Seft – actualization: Khi những nhu cầu ở bậc thấp được đáp ứng, trẻ em mong muốn được thể hiện bản thân mình, được thực hiện theo những đam mê, những sở thích, được cống hiến cho cộng đồng và xã hội.

Như vậy, việc hiểu nhu cầu của trẻ em là gì, hiểu về thấp nhu cầu và việc ứng dụng linh hoạt nhu cầu của trẻ em trong gia đình là rất quan trọng. Khi cha mẹ hiểu được các tầng bậc của nhu cầu và không ép trẻ thực hiện theo nhu cầu của bản thân cha mẹ thì cha mẹ và con cái sẽ thấu hiểu lẫn nhau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

78 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan