Những nguy cơ khi dùng thuốc chữa cảm lạnh cho trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Nhiều bậc cha mẹ vẫn giữ thói quen cho con uống thuốc mua tại quầy hay những viên thuốc thường gặp trong tủ thuốc gia đình khi con cảm sốt hay “sụt sịt”, mà thiếu đi những chỉ dẫn cần thiết về cách sử dụng, liều thuốc, các triệu chứng cảnh báo,... từ bác sĩ. Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc kháng sinh chữa cảm lạnh cho trẻ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

1. Những quan ngại về thuốc ho và cảm lạnh cho trẻ?

Thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn nhằm điều trị các triệu chứng ho và cảm lạnh, không phải là nguyên nhân gốc gây bệnh. Nghiên cứu cho thấy rằng, những loại thuốc này đã được chứng minh là không hoạt động tốt hơn bất kỳ loại giả dược nào (một loại thuốc giả mà các nhà nghiên cứu bào chế, sao cho nó hoàn toàn không có một tác dụng sinh lí gì đến căn bệnh). Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý rằng những loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ gồm: quá liều gây tử vong ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Vì thế, không sử dụng thuốc mua tự do, ngoại trừ thuốc hạ sốt và giảm đau, để điều trị ho và cảm lạnh ở trẻ em dưới 6 tuổi và tránh sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

2. Vậy thuốc kháng sinh thì sao?

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng không có tác dụng đối với virus gây cảm lạnh. Nếu con bạn bị cảm lạnh, thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích gì. Trẻ càng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ, nguy cơ bị kháng thuốc trong tương lai càng cao.

Trẻ uống thuốc, thuốc trẻ nhỏ,
Cha mẹ chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ

3. Những loại thuốc nào có thể giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường?

Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol, những loại khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin dành cho trẻ em, những loại khác) có thể hạ sốt và giảm đau do viêm họng. Tuy nhiên, sốt nói chung là vô hại. Mục đích chính để điều trị chúng là giúp con bạn cảm thấy thoải mái. Nếu bạn cho trẻ uống thuốc giảm đau, hãy tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng một cách cẩn thận. Đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi, không cho trẻ uống acetaminophen cho đến khi trẻ được bác sĩ thăm khám.

Không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc trẻ bị nôn liên tục hoặc mất nước. Ngoài ra, hãy thận trọng khi cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên dùng aspirin. Mặc dù aspirin được đồng ý sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi nhưng đối tượng trẻ và thanh thiếu niên đang hồi phục sau bệnh thủy đậu hoặc các triệu chứng giống cúm được khuyến cáo không nên dùng aspirin. Nguyên nhân được xác định là do aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng.

4. Có thể sử dụng thuốc chứa codein không?

Câu trả lời là không. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm giới hạn việc sử dụng thuốc ho và thuốc cảm theo toa có chứa opioid codein hoặc hydrocodone cho người lớn từ 18 tuổi trở lên. Điều này là do nguy cơ gây thở chậm hoặc khó thở, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc một cách rủi ro, nghiện thuốc, quá liều và thậm chí tử vong.

5. Làm cách nào để giúp trẻ dễ chịu hơn?

Để chữa cảm lạnh ở trẻ nên cho trẻ uống nhiều chất lỏng. Các chất lỏng như nước, nước trái cây và nước dùng có thể giúp làm loãng dịch tiết. Chất lỏng ấm, chẳng hạn như trà hoặc súp gà, có thể có tác dụng làm dịu, tăng lưu lượng chất nhầy ở mũi và làm lỏng dịch tiết đường hô hấp.

  • Chạy máy tạo ẩm dạng phun sương mát. Điều này có thể bổ sung độ ẩm cho không khí, có thể làm giảm khô mũi và họng. Đặt máy tạo độ ẩm gần giường của con bạn. Vệ sinh máy tạo ẩm sau mỗi lần sử dụng.
  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi. Nước muối có thể giữ ẩm cho đường mũi và làm lỏng chất nhầy. Đối với trẻ nhỏ, nhỏ nước muối sinh lý, đợi trong thời gian ngắn rồi dùng bầu hút để hút chất nhầy ra khỏi từng lỗ mũi. Đối với trẻ lớn hơn, dùng nước muối sinh lý xịt mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
  • Khuyến khích súc miệng bằng nước muối. Đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên, súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm dịu cơn đau họng.
  • Cho trẻ ăn kẹo cứng. Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, ngậm một viên kẹo cứng có thể làm dịu cơn đau họng. Kẹo cứng có thể hiệu quả như kẹo ngậm thuốc và ít có tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, kẹo cứng có thể gây nghẹt thở và không nên cho trẻ nhỏ dùng.
  • Dùng thuốc giảm đau như Tylenol dành cho trẻ em (acetaminophen) hoặc Motrin (ibuprofen) để trị đau nhức cơ thể. Không sử dụng ibuprofen cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Nếu trẻ bị hen suyễn hoặc thở khò khè, hãy nói chuyện với bác sĩ. Con bạn có thể cần thuốc theo toa để làm giãn đường thở bị viêm, phù nề. Tránh dùng thuốc cảm / ho ở trẻ em bị hen suyễn, chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.
Nhỏ mũi
Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi giúp làm lỏng chất nhầy

6. Chủ động phòng bệnh cảm lạnh cho trẻ

Phòng bệnh cho trẻ bằng cách:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ. Dạy con rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên. Khi không có xà phòng và nước, hãy dùng chất khử trùng tay có cồn. Giữ đồ chơi và các bề mặt thông thường trong nhà cũng sạch sẽ.
  • Tránh xa nguồn lây cảm lạnh. Tránh để trẻ tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh.
  • Tránh để trẻ chạm tay vào khuôn mặt. Con bạn có thể bị bệnh khi chạm vào vật gì đó bị nhiễm vi trùng và sau đó chạm vào mắt, miệng hoặc mũi của chính trẻ.

Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, hãy lưu ý những thông tin sau:

  • Luôn đọc nhãn bao bì và làm theo hướng dẫn cẩn thận. Nhiều loại thuốc chứa nhiều thành phần khác nhau. Nếu bạn đang cho trẻ uống thuốc cảm có chứa thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc thông mũi, hãy đảm bảo rằng bạn không cho trẻ uống thêm các loại thuốc đó riêng lẻ. Quá nhiều thuốc có thể có rủi ro và con bạn có thể bị dùng quá liều thuốc.
  • Không bao giờ tăng liều hoặc cho con bạn uống thường xuyên hơn mức ghi trên bao bì. Quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Không cho trẻ em uống thuốc của người lớn. Trẻ em chỉ nên dùng các sản phẩm được đánh dấu để sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh hoặc trẻ em, đôi khi được gọi là sử dụng "cho trẻ em" trên bao bì.
  • Có rất nhiều loại thuốc chiết xuất tự nhiên và thảo dược có sẵn trên thị trường. Hãy thận trọng và hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn không chắc chắn hoặc cho trẻ dưới 4 tuổi.
  • Khám bác sĩ để chắc loại thuốc nào phù hợp với con mình. Hãy nhớ rằng, thuốc ho và cảm lạnh có nhiều loại khác nhau.
  • Thông báo cho bác sĩ của con bạn về bất kỳ loại thuốc nào khác mà con bạn dùng. Bằng cách đó, để bác sĩ kiểm tra xem thuốc cảm có gây tương tác thuốc với các loại thuốc còn lại không.
  • Luôn sử dụng thiết bị đo lường đi kèm trong gói thuốc. Sử dụng thìa thường dùng sẽ không chính xác.
siro thuốc uống lỏng
Thuốc cho trẻ uống cần được đo lường chính xác với lứa tuổi của trẻ

Nếu các triệu chứng của con bạn trở nặng hoặc không giảm bớt trong thời gian mà bác sĩ đã lưu ý, hãy đến khám bác sĩ nhi khoa để kiểm tra có vấn đề gì khác không. Đôi khi cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang, tai hoặc viêm phổi.

Cảm lạnh ở trẻ là tình trạng rất hay gặp, bệnh không gây ra quá nhiều nguy hiểm nhưng luôn khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của con.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện là một trong những bệnh viện hàng đầu cả nước về thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu, bệnh lý đường hô hấp, dinh dưỡng đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đều là những người được đào tạo tại môi trường trong và ngoài nước, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, trang thiết bị tại bệnh viện cũng vô cùng hiện đại, không gian khám vô trùng giúp giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh.

Vì thế, khi trẻ có các vấn đề về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn về hướng điều trị hoặc có thể đăng ký tiêm vắc-xin phòng cúm hay các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org - webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan