Rối loạn giấc ngủ ở trẻ mới biết đi

Trẻ em, đặc biệt là trẻ em mới biết đi có thể gặp phải một số rối loạn giấc ngủ như bệnh mất ngủ giả (parasomnias), ngưng thở khi ngủ và chứng ngủ rũ. Các tình trạng rối loạn giấc ngủ này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Do đó việc phát hiện sớm để khắc phục là vô cùng quan trọng.

1. Giấc ngủ bình thường ở trẻ em

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khá khác so với giấc ngủ của người lớn. Trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì có đến 50% là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), trong khi giấc ngủ này ở người lớn chỉ là 20%.

Trẻ sơ sinh bước vào giấc ngủ thông qua giai đoạn REM chủ động ban đầu, trái ngược với người lớn thường không đi vào giấc ngủ REM cho đến 90 phút của chu kỳ giấc ngủ. Giấc ngủ REM xuất hiện thường xuyên hơn trong chu kỳ ngủ ở trẻ sơ sinh, chính vì vậy, trẻ có chu kỳ ngủ ngắn hơn so với người lớn.

Giấc ngủ REM yên tĩnh ở trẻ dưới 6 tháng tuổi còn được gọi là giấc ngủ yên tĩnh không thể chia thành 4 giai đoạn điện não đồ được biết đến trong mô hình giấc ngủ của người trưởng thành.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi có cấu trúc giấc ngủ gần giống với cấu trúc giấc ngủ của người lớn. Giai đoạn ổn định ban đầu thường mất từ 10 - 20 phút, sau đó trẻ sẽ chuyển từ giai đoạn 1 không ngủ REM (NREM) sang giai đoạn 3 hoặc 4 của giấc ngủ. Trẻ có thể quay lại giai đoạn 1 và chu kỳ giấc ngủ mới. Sau một đến hai chu kỳ giấc ngủ NREM, giai đoạn REM sẽ kéo dài khoảng 60 - 90 phút.

Ở trẻ sơ sinh, thời lượng ngủ được chia đều giữa đêm và ngày. Giấc ngủ ban đêm dần dần được tăng lên trong năm đầu tiên thành một khối thời gian duy nhất không bị gián đoạn. Trong khi đó, giấc ngủ ban ngày giảm dần trong 3 năm đầu tiên. Trẻ đến 4 tuổi, hầu như không còn đòi hỏi ngủ trưa nữa. Nhu cầu ngủ vào ban đêm cũng giảm dần, đến tuổi thiếu niên thì nhu cầu ngủ của trẻ cũng tương tự như nhu cầu của người lớn.

2. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Các vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở trẻ em bao gồm:

  • Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias): Chứng sợ ngủ, mê sảng và đái dầm khi ngủ. Tình trạng này dường như liên quan đến sự non nớt của hệ thần kinh trung ương và thường phát triển quá mức.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSAS) thường bị bỏ sót ở trẻ em và thường có thể được điều trị khỏi thông qua phẫu thuật.
  • Chứng ngủ rũ.

Tần suất thức giấc ban đêm bắt ở trẻ sơ sinh là 100%, giảm xuống còn khoảng 20 - 30% ở trẻ 6 tháng tuổi. Ngủ qua đêm mà không thức giấc là điều mà không phải lúc nào trẻ cũng duy trì được khi đã đạt được. Những đứa trẻ trước đó đã ngủ qua đêm, đôi khi có thể thức giấc trong đêm thường là do các yếu tố xã hội. Khoảng 1/4 - 1/3 trẻ sẽ tiếp tục thức giấc vào ban đêm và cần có sự can thiệp của cha mẹ để ngủ trở lại.

2.1. Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias)

Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias) là một rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi đa hình thái bất thường. Chúng diễn ra từng đợt, thường do sự non nớt của hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, tình trạng này thường gặp ở trẻ em hơn người lớn và thường phát triển nhanh hơn theo thời gian.

Theo một số chuyên gia, những rối loạn này là kịch phát, có thể dự đoán được trước khi chúng xuất hiện trong chu kỳ ngủ, không phản ứng với các kích thích môi trường và đặc trưng bởi chứng hay quên ngược dòng. Việc chẩn đoán thường được thực hiện thông qua hỏi bệnh kỹ lưỡng, ít khi cần làm các xét nghiệm kiểm tra.

2.1.1. Chứng hoảng sợ ban đêm

Chứng hoảng sợ ban đêm thường xảy ra vào khoảng 90 phút sau khi ngủ, trong giai đoạn 3 hoặc 4, NREM. Trẻ đột nhiên ngồi thẳng lưng và la hét, cha mẹ không thể dỗ được trong vòng 30 phút trước khi trẻ thư giãn và chìm vào giấc ngủ trở lại. Lúc này trẻ có thể thở nhanh, nhịp tim nhanh và các dấu hiệu khác của tình trạng kích thích tự chủ một cách rõ ràng.

Chứng hoảng sợ ban đêm thường xảy ra ở trẻ em từ 3 - 8 tuổi. Tình trạng này cần được phân biệt với những cơn ác mộng mà trẻ gặp phải khi ngủ. Chứng hoảng sợ ban đêm có nhiều khả năng xảy ra trong thời gian trẻ căng thẳng hoặc mệt mỏi.

Mộng du
Chứng hoảng sợ ban đêm thường xảy ra ở trẻ em từ 3 - 8 tuổi

Cách khắc phục tình trạng này đó là cha mẹ cần:

  • Trấn an trẻ.
  • Giảm bớt căng thẳng có thể xảy ra trong môi trường sống của trẻ.
  • Đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.

Với những trẻ em gặp phải sự sợ hãi ban đêm không thể tự giới hạn hoặc trẻ gây rối, khi đó có thể sử dụng Diazepam, loại thuốc này đã được sử dụng và đem lại một số thành công.

2.1.2. Mộng du và nói mê

Chứng mộng du là tình trạng một đứa trẻ ngồi dậy trên giường với đôi mắt mở nhưng thực sự trẻ không nhìn thấy gì. Trẻ có thể cảm thấy bồn chồn, cử động trên giường hoặc có thể đi bộ trong nhà.

Chứng nói mê hay còn gọi mê sảng là tình trạng trẻ phát ra lời nói lầm bầm và nói lắp, hiếp khi dễ hiểu trong khi ngủ.

Những rối loạn này thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi đi học, thường gặp ở bé trai hơn bé gái và thường liên quan đến chứng đái dầm. Trẻ bị mộng du tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm đến cơ thể như ngã từ ban công hoặc ngã xuống cầu thang. Cha mẹ có thể phòng tránh các trường hợp này bằng cách:

  • Thiết kế phòng ngủ cho trẻ ở tầng một của ngôi nhà.
  • Cửa sổ và cửa ra vào phải có khung chắn cố định chắc chắn.
  • Khi phát hiện trẻ mộng du, bố mẹ cần cố gắng can thiệp ở mức tối thiểu. Không nên lắc, tát hoặc quát mắng trẻ.

Những hành vi này thường phát triển nhanh hơn ở tuổi vị thành niên và nói chung chúng không cần bất kỳ sự can thiệp nào khác.

Một biện pháp can thiệp tỏ ra có hiệu quả trong một nghiên cứu đó là đánh thức trẻ theo lịch trình. Cha mẹ cần ghi nhật ký về thời gian mộng du trong nhiều đêm và sau đó bắt đầu đánh thức trẻ vào khoảng 15 phút trước khi cơn mộng du xuất hiện và đảm bảo trẻ hoàn toàn tỉnh táo trong vòng ít nhất 5 phút. Biện pháp này đã giúp hơn 80% trẻ em thoát khỏi tình trạng mộng du

mộng du
Chứng mộng du là tình trạng một đứa trẻ ngồi dậy trên giường với đôi mắt mở nhưng thực sự trẻ không nhìn thấy gì

2.1.3. Đái dầm ban đêm

Đái dầm ban đêm hay thường được gọi ngắn gọn là đái dầm là một trong những chứng mất ngủ giả phổ biến và dai dẳng ở trẻ em. Đái dầm ở trẻ em được chia thành 2 loại đó là:

  • Đái dầm nguyên phát là trẻ chưa bao giờ khô ráo suốt đêm.
  • Đái dầm thứ phát là khi trẻ đái dầm trở lại sau một năm không có tình trạng này.

Trong đó, đái dầm nguyên phát phổ biến hơn và ít có khả năng do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Căn nguyên của chứng đái dầm nguyên phát có thể do nhiều yếu tố như:

  • Tiền sử gia đình có nhiều người mắc chứng đái dầm
  • Trẻ em chậm phát triển ở độ tuổi 1 - 3 tuổi có nhiều khả năng bị đái dầm cho đến 6 tuổi.
  • Trẻ em đái dầm được phát hiện có chức năng bàng quang kém hơn, có nghĩa là thể tích nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được ít hơn. mặc dù dung tích của chúng không khác so với những trẻ không đái dầm.

Đái dầm được hầu hết các nhà nghiên cứu về giấc ngủ coi là chứng mất ngủ già vì nó chỉ xảy ra trong giấc ngủ NREM.

Các biện pháp cha mẹ có thể áp dụng để giúp cải thiện tình trạng đái dầm ở trẻ đó là:

  • Hạn chế uống chất lỏng vào buổi tối.
  • Đánh thức trẻ đi vệ sinh trước khi cha mẹ đi ngủ.
  • Thiết bị báo động ướt giường.
Trẻ đái dầm
Đái dầm ban đêm hay thường được gọi ngắn gọn là đái dầm là một trong những chứng mất ngủ giả phổ biến và dai dẳng ở trẻ em

2.2. Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSAS)

Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSAS) được cho là ảnh hưởng đến 1 - 3% trẻ em. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm:

  • Ngáy
  • Khó thở khi ngủ
  • Thở bằng miệng khi ngủ
  • Cha mẹ có thể gặp khó khăn khi cho trẻ ăn

Tình trạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ em thường do phì đại amidan gây ra. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Bất thường sọ mặt
  • Béo phì
  • Bệnh thần kinh cơ
  • Bệnh dị ứng

Người lớn bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở thường không liên tục và thường sâu hơn. Ở trẻ em có nguyên nhân là do phì đại amidan nên tắc nghẽn thường dai dẳng và thường ít sâu hơn. Trẻ em bị ngưng thở khi ngủ thường gặp khó khăn trong học tập hoặc hành vi bao gồm rối loạn tăng động hoặc giảm chú ý.

Chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn được thực hiện trong một phòng thí nghiệm giấc ngủ trẻ em bằng cách sử dụng phương pháp đo oxy về đêm và chụp đa ảnh.

Hầu hết những trẻ bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn sẽ thuyên giảm đáng kể sau khi cắt amidan và cắt VA. Những trẻ bị OSAS do nguyên nhân khác sẽ không được hưởng lợi từ việc cắt bỏ amidan và VA. Những trường hợp này có thể sử dụng biện pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi (CPAP), phương pháp này an toàn và hiệu quả với trẻ em.

2.3. Chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ không phổ biến ở trẻ em, nhưng đôi khi có thể xảy ra ở tuổi vị thành niên. Triệu chứng chủ yếu của chứng bệnh này đó là:

  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
  • Trẻ em không gặp ảo giác, không đột ngột mất trương lực cơ thường xuyên như người lớn.
  • Ban đầu, trẻ mắc chứng ngủ rũ rất khó thức dậy vào buổi sáng. Khi bị đánh thức, trẻ có thể tỏ ra bối rối hoặc hưng hăng, có khi chửi bới.

Chứng ngủ rõ có thể khó để chẩn đoán, cần phải đánh giá hàng loạt yếu tố nếu nghi ngờ. Những đứa trẻ này có thể cải thiện tình trạng trên nhờ vào những giấc ngủ ngắn theo lịch trình thường xuyên. Trẻ cũng có thể phải sử dụng thuốc kích thích.

Đây là căn bệnh suốt đời với nguy cơ mắc bệnh đáng kể, do đó trẻ em mắc chứng ngủ rũ cần được theo dõi bởi một chuyên gia về giấc ngủ.

Ngủ rũ
Chứng ngủ rũ không phổ biến ở trẻ em, nhưng đôi khi có thể xảy ra ở tuổi vị thành niên

2.4. Rối loạn giấc ngủ thứ cấp

Những rối loạn giấc ngủ thứ cấp phổ biến hơn nhiều so với những rối loạn giấc ngủ nguyên phát kể trên. Giấc ngủ bị gián đoạn thường thoáng qua, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho gia đình khi nó kéo dài. Rối loạn giấc ngủ thứ phát thường gặp nhất đó là thức đêm và chống đối trước khi đi ngủ. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo.

Mặc dù có đến 95% trẻ sơ sinh khóc sau khi thức dậy vào ban đêm và cần sự phản ứng của cha mẹ trước khi ngủ trở lại, nhưng khi chúng 1 tuổi, có khoảng 60 - 70% trẻ sơ sinh có thể tự xoa dịu tình trạng này.

Một đứa trẻ được đưa vào giường khi vẫn tỉnh táo và học cách tự an ủi thường có thể tự trấn tĩnh và trở lại giấc ngủ khi tỉnh dậy vào ban đêm. Mặt khác, một đứa trẻ ngủ gật kèm theo một số tác động của cha mẹ như bế đung đưa có thể khó ngủ lại khi thức dậy một mình vào ban đêm.

Chính vì vậy, các bậc cha mẹ có thể cần xem xét việc dừng đung đưa để trẻ ngủ, hoặc không cho phép trẻ ngủ ở nơi khác không phải cũi của trẻ. Cha mẹ có thể đợi một lúc trước khi phản ứng lại khi trẻ quấy khóc trong đêm, để giúp trẻ học cách tự trở lại giấc ngủ. Dần dần, trẻ sẽ tự ngủ trở lại mà không cần cha mẹ can thiệp.

3. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ khi nào cần đi khám?

Nhiều trẻ em khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc. Khả năng con của bạn gặp phải vấn đề về giấc ngủ tăng lên nếu đó là đứa con đầu lòng của bạn, hoặc trẻ hiếu động hoặc hay bị nhiễm trùng tai.

Các bậc cha mẹ thường lo lắng hơn khi chăm sóc đứa con đầu lòng và thường có xu hướng để cho trẻ thoải mái, không có quy tắc khi đi ngủ. Trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý có thể cản trở giấc ngủ. Những trẻ mới biết đi bị nhiễm trùng tai thường xuyên có xu hướng thức dậy vào ban đêm khi chúng cảm thấy khó chịu, tình trạng này tiếp tục khi chúng đang trong giai đoạn điều trị.

Thực tế có ít hơn 10% trẻ mới biết đi bị rối loạn giấc ngủ thực sự, được định nghĩa là một vấn đề giấc ngủ nghiêm trọng hơn bắt nguồn từ tình trạng sinh lý. Phó giám đốc Trung tâm Rối loạn giấc ngủ tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, Jodi Mindell đưa ra các câu hỏi để đánh giá xem trẻ có bị rối loạn giấc ngủ hay không, bao gồm:

  • Con bạn có ngủ ngáy không?
  • Con bạn có thở bằng miệng khi ngủ không?
  • Con bạn có thường bị sặc hoặc ho vào ban đêm không?
  • Con bạn có đổ mồ hôi rất nhiều vào ban đêm không?
  • Con bạn có tỏ ra vô cùng bối rối khi thức giấc giữa đêm không?
  • Con bạn có đá chân hoặc đập đầu khi chìm vào giấc ngủ không?
  • Con bạn mới biết đi và trông bé rất kinh hãi khi thức giấc trong đêm?
  • Con bạn có đá chân theo nhịp điệu hoặc đi ra khỏi giường khi ngủ không?
  • Con bạn có hay ngủ không?

Nếu con bạn đúng với bất kỳ câu hỏi nào kể trên, trẻ có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ và bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu xem trẻ đang gặp phải vấn đề gì và cách giải quyết vấn đề đó như thế nào.

trẻ khó ngủ, trẻ mất ngủ, trẻ lớn không ngủ
Nhiều trẻ em khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, aafp.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

542 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan