Sơ cứu và chăm sóc vết thương rách da

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Khắc Tiệp - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Vết thương rách da là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt hay gặp ở trẻ em do tính hiếu động, tò mò khám phá. Vết thương có thể do ngã, do dao cắt vào, do động vật cắn... Sơ cứu ban đầu đúng cách sẽ giúp vết thương ổn định và phục hồi nhanh hơn.

1. Các bước sơ cứu vết thương rách da

Bước đầu tiên trong quy trình sơ cứu vết thương rách da là phải khiến cho nó ngừng chảy máu: Dùng tay hoặc băng gạc ép trực tiếp lên vị trí vết thương.

Tiếp theo là làm sạch vết thương:

  • Làm sạch khu vực bằng nước ấm và xà phòng nhẹ nhàng. Không nên dùng cồn để rửa vết thương, điều này có thể làm chậm liền vết thương.
  • Có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Một số trẻ có thể bị phát ban khi bôi thuốc mỡ kháng sinh. Nếu điều này xảy ra, hãy ngừng sử dụng thuốc ngay.
  • Sau đó, đặt một miếng băng vô trùng trên vị trí vết thương rồi băng lại.

2. Vết thương rách da - khi nào cần đến bệnh viện?

Vết thương chảy máu nghiêm trọng do động vật cắn cần đưa người bệnh đến bệnh viên ngay
Vết thương chảy máu nghiêm trọng do động vật cắn cần đưa người bệnh đến bệnh viên ngay

Đa số các vết thương rách da có thể thực hiện sơ cứu tại nhà và chờ cho chúng liền hẳn, tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh cần phải đến bệnh viện, cụ thể:

  • Vết thương đang chảy máu nghiêm trọng
  • Chảy máu không thể ngừng sau 10 phút ép mạnh vào vị trí vết thương
  • Vết thương sâu hoặc trên khớp
  • Bạn không thể làm sạch vết thương
  • Vết thương là do người hoặc động vật cắn

3. Theo dõi sau xử lý vết thương rách da tại nhà

Đối với vết thương nhỏ, thay băng hàng ngày. Sau vài ngày, nếu vết thương đã khô, bạn có thể không cần băng lại. Tuy nhiên, người bệnh cần đến khám lại tại bệnh viện nếu vết thương không lành hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương rách da có thể gặp phải bao gồm:

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật? (Phần 1)
Trẻ bị sốt có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết thương rách da cần đến khám lại tại bệnh viện

  • Sốt
  • Đỏ, sưng, ấm hoặc đau tăng xung quanh vết thương
  • Mủ chảy ra từ vết cắt hoặc cạo
  • Các quầng đỏ trên da xung quanh vết thương
  • Các vết thương đâm xuyên có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn

Hầu hết những chấn thương nhẹ gây chảy máu ít, ví dụ như vết cắt, vết trầy xước thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu động mạch hay tĩnh mạch lớn bị đứt thủng, chẳng hạn tổn thương tĩnh mạch cảnh ở cổ, có nguy cơ khiến nạn nhân bị chảy máu trầm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Do đó, sơ cứu vết thương chảy máu kịp thời sẽ góp phần cứu sống người bị thương. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị vết thương rách da tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

53.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan