Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Sốt ở trẻ sơ sinh là mối quan tâm chung của những người chăm sóc trẻ, mặc dù sốt trong 1 sốt trường hợp thường không nguy hiểm. Sốt có nghĩa là cơ thể trẻ đang chống lại nhiễm trùng. Khi nào sốt là nguyên nhân cần quan tâm và bạn có thể chăm sóc trẻ bị sốt bằng cách nào? Người chăm sóc có thể lo lắng khi nhận thấy trẻ bị sốt, mặc dù sốt là dấu hiệu của hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có cơ thể dễ bị tổn thương hơn và cơn sốt có thể báo hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và cùng tìm hiểu nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chúng tôi cùng thảo luận về cách chăm sóc em bé bị sốt.

1. Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

1.1. Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì?

Nhiệt độ bình thường của cơ thể khác nhau ở mỗi người và mỗi thời điểm trong ngày (thân nhiệt mỗi người thường cao nhất vào thời điểm xế chiều). Thân nhiệt sẽ cao hơn ở những trẻ đang trong độ tuổi đi học mẫu giáo và cao nhất ở trẻ 18 đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, bất chấp những sự thay đổi về nhiệt độ này, người ta vẫn xác định nhiệt độ sốt ở trẻ sơ sinh là khoảng 380C trở lên khi đo nhiệt độ bằng nhiệt kế trực tràng.

Mặc dù các bậc cha mẹ thường lo lắng mỗi khi con họ sốt tuy nhiên trong thực tế, nhiệt độ sốt không phải chỉ số dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng đối với bệnh mà trẻ đang mắc phải. Một số bệnh nhẹ cũng có thể khiến trẻ sốt cao trong khi một số bệnh nặng hơn chỉ gây sốt nhẹ. Các triệu chứng khác như khó thở, chán ăn, không uống được cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh tốt hơn nhiều so với thân nhiệt. Tuy nhiên, nhiệt độ trên 410C mặc dù khá hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Sốt cao trên 39 độ là biểu hiện của bệnh ở giai đoạn 2b
Nhiệt độ sốt ở trẻ sơ sinh là khoảng 38 độ C trở lên khi đo bằng nhiệt kế trực tràng

Sốt là tình trạng cơ thể chống lại nhiễm trùng. Một số chuyên gia cho rằng hạ sốt có thể kéo dài một số rối loạn trong cơ thể hoặc cản trở phản ứng của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, mặc dù sốt mang lại cảm giác khó chịu cho trẻ nhưng không phải lúc nào điều trị cắt cơn sốt cũng là tốt. Hạ sốt chỉ thực sự quan trong ở những trẻ bị bệnh viêm phổi, bệnh tim hoặc bệnh não khi nhiệt độ quá cao có thể gây ra vấn đề bởi tình trạng này làm tăng phản ứng của cơ thể thông qua tăng nhịp tim, tăng khả năng hô hấp của phổi....

Trẻ sơ sinh bị sốt thường khóc và có thể khó ngủ kèm chán ăn. Trẻ lớn hơn chút có thể mất hứng thú vui chơi. Thông thường, khi sốt càng cao trẻ càng khóc và không quan tâm đến bất cứ vấn đề gì. Trẻ cũng có thể bị co giật khi nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm quá nhanh, gọi là co giật do sốt. Những trường hợp trẻ sốt cao đến mức trở nên bơ phờ, lơ mơ và không có phản ứng gì thường hiếm gặp.

1.2. Nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sốt là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng, chấn thương hoặc viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nguyên nhân gây ra sốt cũng phụ thuộc vào hai loại sốt: Sốt dưới 7 ngày và sốt kéo dài trên 7 ngày, cũng như độ tuổi của trẻ. Thông thường, các cơn sốt thường là dưới 7 ngày.

  • Sốt dưới 7 ngày

Sốt dưới 7 ngày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường do nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Việc mọc răng thường ít khi gây sốt trên 38°C. Những nguyên nhân phổ biến nhất của sốt dưới 7 ngày có thể được kể đến là:

  • Viêm đường hô hấp do virus, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm
  • Viêm dạ dày ruột (nhiễm trùng đường tiêu hóa) do virus hoặc vi khuẩn
  • Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt là nhiễm trùng tai (viêm tai giữa), nhiễm trùng xoang, viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng cao hơn do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Những bệnh nhiễm trùng như vậy có thể mắc phải trước khi sinh hoặc trong khi sinh và bao gồm nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu nghiêm trọng), viêm phổi (nhiễm trùng các túi khí nhỏ của phổi), và viêm màng não (nhiễm trùng các mô bao phủ não).
nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng trước và trong khi sinh có thể là nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Trẻ em dưới 3 tuổi bị sốt (đặc biệt nếu thân nhiệt ở mức 39°C trở lên) đôi khi có vi khuẩn trong máu (nhiễm khuẩn huyết). Không giống như những đứa trẻ lớn hơn, trẻ dưới 3 tuổi đôi khi bị nhiễm khuẩn huyết mà không có triệu chứng gì ngoài sốt. Vaccine phòng ngừa các loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng máu (Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae type B [Hib]) hiện đang được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Kết quả là những vacxin này đã gần như loại bỏ được bệnh nhiễm trùng máu do các loại vi khuẩn này ở trẻ em trong độ tuổi này.

Các nguyên nhân ít gặp hơn gây ra sốt dưới 7 ngày bao gồm tác dụng phụ của tiêm chủng và một số loại thuốc, nhiễm trùng da (viêm mô tế bào) hoặc khớp (viêm khớp nhiễm trùng), viêm não và nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn ở não, bệnh Kawasaki, viêm màng não. Say nắng cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao.

Thông thường, sốt do tiêm chủng kéo dài vài giờ đến một hoặc 2 ngày sau khi tiêm. Tuy nhiên, một số vaccine có thể gây sốt thậm chí sau 1 hoặc 2 tuần sau khi tiêm phòng (như vaccine phòng bệnh sởi). Trẻ bị sốt khi đến lịch tiêm phòng vẫn có thể tiêm nếu chỉ sốt nhẹ và không đi kèm với bất kỳ bệnh lý nào khác. Tuy nhiên khuyến cáo nên tiêm chủng cho trẻ lúc trẻ đang khỏe mạnh hoàn toàn vẫn là tốt.

  • Sốt kéo dài hơn 7 ngày

Nguyên nhân của sốt kéo dài hơn 7 ngày thường là do:

  • Bệnh do vi rút kéo dài
  • Các bệnh lây truyền do tái nhiễm virus, đặc biệt ở trẻ nhỏ
  • Sốt kéo dài hơn 7 ngày cũng có thể xảy ra do nhiều rối loạn truyền nhiễm và không lây nhiễm khác.

Nguyên nhân mang yếu tố truyền nhiễm của sốt kéo dài hơn 7 ngày bao gồm:

Trẻ sốt cao tay chân lạnh có nguy hiểm không?
Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các nguyên nhân không lây nhiễm của sốt kéo dài hơn 7 ngày bao gồm:

  • Bệnh viêm ruột
  • Viêm khớp tự phát vị thành niên hoặc các rối loạn mô liên kết khác
  • Ung thư (như bệnh bạch cầu và ung thư hạch)
  • Đôi khi, những đứa trẻ có thể giả sốt hoặc người chăm sóc giả sốt cho đứa trẻ mà họ chăm sóc. Hoặc cũng có những trường hợp, tình trạng sốt xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà không rõ nguyên nhân.

1.3. Đánh giá và chẩn đoán sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Phát hiện trẻ bị sốt không khó, nhưng điều quan trọng là cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Những triệu chứng của sốt sau đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ:

  • Bất kỳ cơn sốt nào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi
  • Trẻ thờ ơ hoặc bơ phờ
  • Khó thở
  • Xuất huyết trên da, xuất hiện dưới dạng các chấm nhỏ màu đỏ tía (chấm xuất huyết) hoặc đốm (ban xuất huyết)
  • Khóc liên tục ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi
  • Nhức đầu, cứng cổ, lú lẫn hoặc kết hợp những triệu chứng này ở trẻ lớn.

Trẻ bị sốt cần được các bác sĩ khám ngay nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào hoặc trẻ dưới 2 tháng tuổi.

Trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi cần được khám nếu có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp trên (như hắt hơi, chảy nước mũi và nghẹt mũi), hoặc nếu sốt liên tục quá 2 ngày.

Đối với trẻ em trên 3 tuổi không có dấu hiệu cảnh báo, nhu cầu và thời điểm đánh giá của bác sĩ phụ thuộc vào các triệu chứng của trẻ. Những trẻ có các triệu chứng hô hấp trên nhưng có biểu hiện tốt thì có thể không cần đánh giá thêm. Trẻ em trên 3 tuổi bị sốt kéo dài hơn 5 ngày cần được đưa đi khám.

Trước tiên, các bác sĩ đặt câu hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của trẻ. Sau đó họ sẽ tiến hành khám tổng quát. Việc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể mô tả các triệu chứng của trẻ kết hợp với việc kiểm tra kỹ lưỡng thường giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây sốt.

Các bác sĩ đo nhiệt độ của trẻ. Thông thường đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đo nhiệt độ qua trực tràng sẽ cho kết quả chính xác. Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể tiến hành đếm nhịp thở hoặc đo huyết áp nếu cần. Nếu trẻ em bị ho hoặc có vấn đề về hô hấp, một bộ cảm biến sẽ được gắn trên ngón tay hoặc dái tai để đo nồng độ oxy trong máu (đo oxy theo mạch).

Khi các bác sĩ khám bệnh cho trẻ, họ sẽ cố gắng tìm kiếm các dấu hiệu cảnh báo (chẳng hạn như vẻ ngoài ốm yếu, thờ ơ, bơ phờ và khó chịu), đặc biệt lưu ý cách trẻ phản ứng khi được kiểm tra. Ví dụ, liệu trẻ có đang bơ phờ, thụ động hay cực kỳ cáu kỉnh.

Miếng dán hạ sốt
Trẻ thường ốm yếu và bơ phờ khi bị sốt

2. Một số lưu ý khi chăm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sốt

Nếu sốt là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, thì việc điều trị bệnh lý đó có thể hạ sốt ở trẻ. Nếu việc điều trị bệnh lý kéo dài, các bác sĩ có thể kết hợp điều trị sốt để khiến cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

2.1. Lưu ý chung khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt

Một số cách có thể giúp trẻ bị sốt cảm thấy dễ chịu hơn mà không cần dùng thuốc bao gồm:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước
  • Đắp khăn ướt, mát (gạc) lên trán, cổ tay và bắp chân của trẻ
  • Đặt trẻ trong bồn nước ấm (chỉ mát hơn nhiệt độ của trẻ một chút) hoặc lau người trẻ với nước ấm
  • Vì run có thể làm tăng nhiệt độ của trẻ nên không nên áp dụng các phương pháp có thể gây run, chẳng hạn như cởi quần áo và tắm nước lạnh.
  • Không được xoa bóp cho trẻ bằng cồn vì cồn có thể ngấm qua da và gây hại.

2.2. Điều trị cơn sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng thuốc hạ sốt

Sốt ở một đứa trẻ khỏe mạnh không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc hạ sốt có thể làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách hạ nhiệt độ. Những loại thuốc này không có bất kỳ tác dụng nào đối với nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác gây ra sốt. Tuy nhiên, nếu trẻ bị rối loạn tim, phổi, não, thần kinh hoặc có tiền sử co giật do sốt, việc sử dụng các loại thuốc này là rất quan trọng vì chúng làm giảm các biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị sốt. Các loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng cho trẻ bao gồm:

Acetaminophen có xu hướng được ưu tiên hơn. Ibuprofen, nếu sử dụng trong thời gian dài, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Những loại thuốc này có sẵn không cần kê đơn. Liều lượng khuyến cáo được liệt kê trên bao bì hoặc có thể được chỉ định bởi bác sĩ. Điều quan trọng là phải cung cấp đúng liều lượng vào khoảng thời gian chính xác.

Aspirin không còn được sử dụng để hạ sốt ở trẻ em, vì trong một số bệnh nhiễm trùng do virus (như cúm hoặc thủy đậu) việc dùng thuốc Aspirin có thể gây ra một rối loạn nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.

Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Có thể điều trị cơn sốt cho trẻ bằng thuốc hạ sốt qua đường uống

Thông thường, tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gây ra bởi nhiễm trùng do virus. Các nguyên nhân gây sốt cũng phụ thuộc vào loại sốt (cấp tính hay mạn tính) và tuổi của trẻ. Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi sốt bất kể bởi lý do nào cũng cần được các bác sĩ thăm khám và điều trị. Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi bị sốt trên 39°C mà không rõ nguyên nhân cũng cần lập tức đưa đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Thông thường việc trẻ mọc răng không gây sốt hoặc có gây sốt nhẹ nhưng không đáng lo ngại. Thuốc hạ sốt có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không có tác dụng điều trị dứt điểm nguyên nhân dẫn đến sốt.

Phụ huynh cần đặc biệt chú ý triệu chứng trẻ bị sốt từ 38 độ để kịp thời xử lý hoặc đưa trẻ đến bệnh viện điều trị, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc. Cha mẹ có thể đưa con đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: msdmanuals.com, uptodate.com, merckmanuals.com, familydoctor.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

453 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan