Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 29 sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Thị Linh Chi - Phó trưởng khoa nhi sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Mặc dù còn hạn chế nhiều kỹ năng, nhưng ở độ tuổi này trẻ cũng đã tự biết làm một số việc như: Tự cài cúc áo, tự mặc quần áo mà không cần ai hỗ trợ. Đây là thời điểm cực tốt để mẹ rèn cho bé đức tính tự lập. Bạn không cần quá ngạc nhiên hay lo lắng khi trẻ trở nên kén ăn hơn.

1. Trẻ trở nên kén ăn hơn

Trẻ ở tháng thứ 29 thường trở nên kén ăn hơn, đặc biệt là trái cây và rau quả. Điều này có thể khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, mẹ đừng thúc ép trẻ ăn quá nhiều. Việc này chỉ càng khiến trẻ chán ăn và tạo cho trẻ cảm giác sợ ăn. Thay ép buộc trẻ, mẹ nên tạo cảm giác thoải mái, hứng thú trong mỗi bữa ăn, thay đổi món ăn thường xuyên hợp khẩu vị và cho bé ăn theo nhu cầu.

Để tạo sự yêu thích cho trẻ khi ăn và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ hãy chú ý đến màu sắc, hình dạng và hương vị của món ăn. Hoặc trong khi bạn nấu ăn trẻ có thể tham gia vào cùng nấu. Hãy khen ngợi khi trẻ, trẻ có thể rất tự hào, hứng thú về món ăn chúng làm ra.

2. Những thay đổi trong sự phát triển của trẻ 29 tháng tuổi

2.1 Phát triển thể chất

Trẻ 29 tháng tuổi thường có cân nặng, chiều cao trung bình từ 12,5 kg; 89,9cm đối với bé gái và 13 kg; 91,2cm đối với bé trai.

Cần theo dõi chiều cao và cân nặng của bé đều đặn
Trẻ 29 tháng tuổi có sự phát triển rõ rệt về thể chất và nhận thức

2.2 Phát triển nhận thức và vận động

Bạn có thể chưa biết trẻ 29 tháng tuổi rất thích lặp đi lặp lại những hành động của mình. Trẻ có thể sẽ ăn đi ăn lại cùng một món, mặc cùng một bộ quần áo ngày này qua ngày khác.... Những hành động này hoàn toàn bình thường, vì vậy các mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ em ở giai đoạn này thường thích trò chơi song hành như vừa ăn vừa xem hoạt hình, vừa đi vừa kéo xe đồ chơi, tò mò về thế giới xung quanh hay leo trèo, hoặc lục lọi đồ đạc trong nhà.

Mẹ có thể giúp kích thích sự phát triển các giác quan của bé 29 tháng tuổi thông qua những trò chơi có tính tương tác. Ở độ tuổi này trí nhớ của trẻ cũng phát triển. Bé sẽ dễ dàng nhớ được hình ảnh, tên và nhận ra những người thân quen của mình. Để giúp não bộ của con phát triển, rèn luyện trí nhớ cho trẻ, các mẹ hãy giúp con khắc họa rõ nét hơn ký ức bằng cách nhắc lại hay đặt câu hỏi về những thứ mà bé biết nhé.

2.3 Phát triển về giao tiếp, cảm xúc

Ở độ tuổi này trẻ cũng bắt đầu trở nên thân thiện hơn với những người bạn, trẻ sẽ tự biết kết bạn hoặc chia sẻ đồ chơi cho các bạn. Hay khuyến khích cho trẻ kết bạn với nhiều người bạn, các mẹ cũng có thể cho trẻ đi học để trẻ giao lưu, gặp gỡ phát triển kỹ năng xã hội một cách tốt hơn.

Ngoài ra, trẻ ở tuổi này rất hay tức giận hoặc giận dỗi khi không được làm theo ý muốn của mình, thay vì mắng trẻ, cha mẹ hãy để trẻ bình tĩnh nói nhẹ nhàng với trẻ.

Trẻ 2 tuổi
Luôn khuyến khích và khen ngợi để trẻ phát triển về giao tiếp, cảm xúc

3. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 29 tháng tuổi

Khi chọn đồ chơi cho trẻ nên hạn chế lựa chọn những món đồ gây tiếng ồn; đồ chơi quá ồn có thể làm hỏng vĩnh viễn thính giác của con bạn.

Vậy làm thế nào để biết đó là tiếng ồn quá lớn? Theo nguyên tắc chung, nếu bạn phải cao giọng để gọi bé khi bé đang chơi một món đồ chơi có âm thanh đồng nghĩa với việc món đồ chơi đó đang gây ra sự ồn ào.

Vì vậy, khi mua đồ chơi, hãy kiểm tra âm thanh trước khi mua và tìm những thứ có âm lượng có thể kiểm soát được. Nếu đó là một món đồ chơi ồn ào, hãy giới hạn thời gian con bạn chơi với nó và hướng dẫn cho bé cách chơi với món đồ chơi đó - có nghĩa là bé nên để nó cách xa mặt và tai.

Nếu bạn lo lắng về khả năng nghe của trẻ, hãy đưa trẻ đến các bác sĩ nhi khoa khám để có phương hướng điều trị sớm và tốt. Thông thường mất thính giác ở trẻ nhỏ là tình trạng tạm thời hoặc có thể điều trị được. Chuyên gia thính học sẽ xác định hướng hành động tốt cho con bạn.

Có thể gây mê lấy dị vật tai cho trẻ không?
Những đồ chơi gây tiếng ồn quá lớn có thể làm hỏng thính giác của con trẻ

Trẻ 29 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: whattoexpect.com, parents.com

Video đề xuất:

Bố mẹ bình thường, con thấp so với bạn, có phải bị bệnh?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan