Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc chống nôn trẻ em

Khi thấy trẻ nôn trớ, nhiều cha mẹ đã lo lắng và tìm mua thuốc chống nôn cho trẻ em. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống ở trẻ em không có chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc thuốc chống nôn trẻ em do dùng quá liều hoặc sai cách.

1. Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc chống nôn trẻ em

Có 02 loại thuốc chống nôn cho trẻ em thường được dùng là Domperidone (Motilium M) và Metoclopramide.

  • Tác dụng phụ của Domperidone: Domperidonethuốc chống nôn có tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng lực co thắt cơ để thức ăn không trào ngược ra miệng, đồng thời ức chế truyền tín hiệu về não bộ ngăn không cho phản ứng nôn xảy ra. Do thuốc không thấm qua hàng rào máu não, chỉ tác động ngoại biên nên thuốc ít gây tác dụng phụ đối với hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, thuốc chống nôn cho trẻ em Domperidone vẫn gây buồn ngủ (nhưng với tỷ lệ rất thấp). Ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi hoặc trẻ sinh non, tổn thương màng não, nguy cơ gặp tác dụng phụ là buồn ngủ cao hơn, nhất là khi sử dụng thuốc quá liều.
  • Tác dụng phụ của Metoclopramide: Metoclopramide là thuốc chống nôn thường được dùng trong những trường hợp nôn nặng như bệnh nhân đang hóa trị liệu ung thư hoặc sau khi phẫu thuật. Cơ chế của thuốc Metoclopramide vừa tác động đến ngoại biên và vùng cảm ứng, vừa đi qua hàng rào máu não để tác động trực tiếp đến trung tâm gây nôn trong não bộ. Do đó, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là phản ứng rối loạn ở trẻ em, dù dùng ở liều bình thường, với những biểu hiện như co cứng cơ, co giật ở vùng đầu và mặt, thường xuất hiện từ 1 - 3 giờ sau khi dùng liều cuối cùng hoặc liều 1 lần. Ngoài phản ứng rối loạn, dùng Metoclopramide thuốc chống nôn ở trẻ em còn có thể gây tác dụng phụ là hội chứng an thần ác tính với các biểu hiện như sốt không rõ nguyên nhân, cứng cơ và da tái xanh. Với những triệu chứng không mong muốn này, Metoclopramide không được dùng ở những trẻ bị bệnh động kinh, hen vì có thể khiến bệnh động kinh tiến triển nặng và làm tăng nguy cơ co thắt phế quản. Đặc biệt, cần lưu ý, không sử dụng Metoclopramide cho trẻ sơ sinh trừ trường hợp bác sĩ chỉ định. Nếu dùng cần theo dõi trẻ chặt chẽ. Metoclopramide rất dễ gây quá liều vì liều dùng của thuốc là rất nhỏ.

2. Lưu ý khi dùng thuốc chống nôn ở trẻ em

Cơ chế hoạt động của thuốc chống nôn là làm giảm sự co bóp cơ trơn của dạ dày để hạn chế gây phản ứng nôn. Vì vậy, để tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc như đã nêu trên, khi sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ em cần lưu ý:

  • Cho trẻ uống thuốc trước khi ăn để làm giảm sự co bóp ở dạ dày, hạn chế tình trạng nôn trớ.
  • Không nên cho trẻ uống nhiều hơn 3 lần/ ngày.
  • Chỉ được cho trẻ dùng thuốc khi bác sĩ chỉ định.
  • Nếu thấy có biểu hiện bất thường, cần ngừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ.

Tóm lại, một số thuốc chống nôn trẻ em có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, phản ứng rối loạn, ... Nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn cao hơn khi dùng quá liều (vì liều dùng thuốc rất nhỏ) hoặc trẻ nhỏ tuổi. Do vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan