Thời điểm nào tốt để phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ bị hở hàm ếch bẩm sinh ngày càng tăng cao. Dị tật khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề ăn uống cũng như giao tiếp, khiến trẻ mặc cảm về bản thân. Bố mẹ cần phải được tìm hiểu, bổ sung thêm các kiến thức liên quan về hở hàm ếch ở trẻ giúp việc chăm sóc trẻ trở nên dễ dàng hơn.

1. Triệu chứng hở hàm ếch ở trẻ

Trẻ bị hở hàm ếch trong môi hay vòm miệng thường có thể nhận biết ngay lập tức sau khi trẻ được sinh ra bởi một số các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện vết nứt trên môi hoặc trong vòm miệng của trẻ, khiến khuôn mặt của trẻ bị ảnh hưởng.
  • Xuất hiện vết nứt như khe nhỏ ở trên môi hoặc có thể kéo dài từ môi xuyên qua nướu và vòm miệng, ở phần dưới mũi.
  • Xuất hiện vết nứt trên vòm miệng

Một số trường hợp hiếm gặp đó trẻ bị hở hàm ếch ở các cơ vòm miệng. Dạng hàm ếch này thường ít được chú ý và khi các dấu hiệu tiến triển mới có thể chẩn đoán được. Một số triệu chứng ở trẻ bị hở hàm ếch dưới niêm mạc miệng, bao gồm:

  • Khó nuốt thức ăn
  • Nhiễm trùng tai
  • Trẻ nói bằng giọng mũi

2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh hở hàm ếch

Một số trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh hở hàm ếch bẩm sinh khi:

  • Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột đã từng bị hở hàm ếch
  • Người mẹ khi mang thai hút thuốc, uống rượu
  • Mẹ bị nhiễm trùng, uống thuốc khi mang thai
  • Mẹ bị đái tháo đường khi mang thai
  • Mẹ mang thai bị béo phì
  • Sử dụng vitamin A liều cao
  • Mẹ bị cảm cúm hoặc chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai

Trẻ em trai có nhiều khả năng bị sứt môi có hoặc không hở hàm ếch. Tuy nhiên, đối với trẻ em gái, tỷ lệ bị hở hàm ếch không sứt môi lại cao hơn.

Mẹ bầu uống rượu
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh hở hàm ếch nếu trong thai kỳ mẹ bầu uống rượu, hút thuốc

3. Tác động của hở hàm ếch đối với trẻ

Mức độ tác động và ảnh hưởng của tình trạng hở hàm ếch đối với trẻ tùy thuộc vào mức độ khe hở rộng hay hẹp, một bên hay toàn bộ.

Trẻ bị hở hàm ếch sẽ gặp một số vấn đề như:

  • Các chức năng bị ảnh hưởng như khó nói, khó ăn, khó nuốt, nghe kém
  • Khuôn mặt kém thẩm mỹ do khe hở khiến môi, mũi, xương hàm.....bị biến dạng
  • Tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng, cảm giác tự ti, mặc cảm, khép mình
  • Sự phát triển toàn diện của trẻ bị ảnh hưởng

4. Thời điểm nào tốt để phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ

Hiện nay, với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, việc phẫu thuật cho trẻ hở hàm ếch đã trở nên đơn giản hơn.

Thời điểm tốt để phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ như sau:

  • Đối với những trẻ bị hở hàm ếch có sứt môi ( sứt môi 1 bên): Thường khi bé trên 3 tháng tuổi và cân nặng trên 5kg
  • Đối với những trẻ bị hở hàm ếch có sứt môi ( sứt môi toàn bộ 2 bên): Thường khi trẻ được 6 tháng tuổi và cân nặng trên 6kg
  • Đối với những trẻ bị hở hàm ếch không sứt môi ( chẻ vòm họng): Thường khi trẻ được 18 tháng tuổi và cân nặng khoảng 10kg.

Trên đây là những thời điểm thích hợp nhất để thực hiện phẫu thuật cho trẻ bị hở hàm ếch. Không nên lựa chọn phẫu thuật khi trẻ quá lớn vì điều này sẽ ảnh hưởng đến việc bú, ăn và phát âm ở trẻ.

5. Những điều cần lưu ý trước khi phẫu thuật hở hàm ếch

Phẫu thuật u xơ
Với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, việc phẫu thuật cho trẻ hở hàm ếch đã trở nên đơn giản hơn

Để quá trình phẫu thuật diễn ra tốt, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi phẫu thuật cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho trẻ.
  • Khi phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bé phải mạnh khỏe, trẻ không ho, không sốt.
  • Một số trường hợp, trẻ hở hàm ếch có thể được phẫu thuật trước hoặc sau thời gian quy định, tuy nhiên vấn đề này phải do bác sĩ điều trị quyết định.
  • Nếu sau khi phẫu thuật, vết sẹo xấu, trẻ vẫn có thể được chỉnh lại cho đến khi đạt yêu cầu về mặt thẩm mỹ.

6. Phòng ngừa hở hàm ếch

Vitamin a
Mẹ bầu nên lưu ý khi muốn sử dụng vitamin A trong thai kỳ

Trong nhiều trường hợp, trẻ bị hở hàm ếch không thể ngăn chặn được, tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau nhằm giảm nguy cơ cho thai nhi, chẳng hạn như:

  • Mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh
  • Nếu gia đình có tiền sử bị hở hàm ếch, bạn nên trao đổi với bác sĩ khi mang thai nhằm giúp bạn xác định sớm trẻ sinh ra có nguy cơ bị hở hàm ếch hay không
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin trước khi sinh với liều lượng phù hợp sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, trong đó có hở hàm ếch. Bạn nên bổ sung trước vitamin nếu có ý định mang thai
  • Mẹ mang thai không nên hút thuốc hay sử dụng các đồ uống có chứa cồn. Trẻ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, nhất là hở hàm ếch nếu người mẹ sử dụng thuốc lá và uống các chất có cồn trong giai đoạn mang thai.
  • Trước và trong khi mang thai, phụ nữ nên dùng từ 0,4 - 1mg axit folic mỗi ngày, nên uống ít nhất là 1 tháng trước khi mang thai. Bên cạnh đó, có thể bổ sung axit folic thông qua rau xanh, hoa quả như cam, quýt và một số loại ngũ cốc khác. Tuy nhiên, không được sử dụng axit folic liều cao tránh gây tổn thương thần kinh do bài tiết kém và khiến b12 bị thiếu hụt.
  • Cẩn thận khi sử dụng vitamin A khi mang thai.

Phẫu thuật hở hàm ếch giúp cải thiện ngoại hình của trẻ, khả năng ăn uống cũng như giao tiếp ở trẻ cũng sẽ trở nên tốt hơn, bên cạnh đó, việc phẫu thuật giúp trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống như những đứa trẻ bình thường khác. Trước khi phẫu thuật, cha mẹ cần chuẩn bị sức khỏe tốt cho trẻ.

Thời điểm phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng sứt môi. Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn chi tiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan