Thuốc bôi muỗi đốt cho bé loại nào an toàn?

Trên thị trường xuất hiện nhiều chế phẩm điều trị muỗi đốt cho bé ở dạng thuốc bôi, thuốc nước, thuốc xịt,..., trong đó chế phẩm thuốc bôi được nhiều phụ huynh lựa chọn khi trẻ bị muỗi đốt hay côn trùng cắn. Tuy nhiên, thuốc bôi muỗi đốt cho bé loại nào an toàn và sử dụng như thế nào cho đúng là điều mà không phải phụ huynh nào cũng biết.

1. Thuốc bôi muỗi đốt cho bé là gì?

Bé bị muỗi đốt khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì nguy cơ mắc sốt xuất huyết hay các bệnh lý khác lây truyền do muỗi đốt. “Bé bị côn trùng đốt sưng đỏ bôi thuốc gì?” là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Một số loại thuốc bôi ở các dạng bào chế như gel, kem hay dung dịch bôi đã được sử dụng cho trẻ nhằm mục đích điều trị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn ở trẻ.

Các loại thuốc chống muỗi thường chứa thành phần chính là DEET, được biết đến như loại thuốc tốt chống côn trùng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc bôi muỗi đốt không đúng hoặc quá lạm dụng có thể gây nguy hại cho trẻ.

2. Các tác dụng phụ của thuốc bôi muỗi đốt cho bé

2.1. Tác dụng lên da

Thuốc bôi muỗi đốt hay các loại thuốc trị côn trùng cắn cho bé chỉ có tác dụng tạm thời, đó là lý do mà phụ huynh thường bôi thuốc lại cho trẻ khi thuốc hết tác dụng. Tuy nhiên, bôi thuốc nhiều và kéo dài có thể tác động gây hại cho làn da nhạy cảm của trẻ, vốn dĩ rất dễ kích ứng với các tác nhân.

Trẻ dùng thuốc bôi muỗi đốt có thể xuất hiện các tác dụng phụ trên da như ngứa, đỏ, rát, sưng nề, đau, bong vảy, mụn nước li ti, mụn mủ, đôi khi có thể bị tăng sắc tố. Các vết thâm thường tồn tại dai dẳng và sẽ ngày càng dày đặc nếu trẻ bị muỗi đốt liên tục, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ. Nếu trẻ gãi hay chà xát nhiều có thể khiến vết thâm dày lên, viêm da, nhiễm trùng,...

Đặc biệt ở những trẻ có cơ địa dị ứng, chàm,... thì tình trạng này còn trầm trọng hơn.

2.2. Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất

Thuốc bôi côn trùng cắn cho bé khi tiếp xúc với các vùng da hở như vết trầy xước, vết thương,... có thể khiến trẻ bị phơi nhiễm hóa chất với các biểu hiện nguy hiểm toàn thân như đau đầu, hôn mê. Nhiễm độc DEET ở trẻ đã được báo cáo ở những trẻ dưới 8 tuổi sử dụng thuốc bôi muỗi đốt với các biểu hiện: Run, đau đầu, mất kiểm soát, co giật, động kinh,...

Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất còn có thể xảy ra do trẻ quơ quẹt thuốc vào mắt, mũi, miệng, gây ra các tổn thương cơ quan tương ứng, hoặc nếu trẻ vô ý nuốt phải thuốc bôi này cũng có thể gây ngộ độc.

2.3. Tác động trên hệ hô hấp

Mặc dù không tác động mạnh mẽ lên hệ hô hấp như các loại bình xịt chống mũi, nhưng thuốc bôi muỗi đốt, thuốc bôi côn trùng cắn cho bé cũng có thể ảnh hưởng đến đường thở của trẻ do thuốc bay hơi vào không khí và xâm nhập vào đường hô hấp.

3. Sử dụng thuốc bôi muỗi đốt an toàn

Vùng da bị muỗi đốt thường bị ửng đỏ và đổi màu, sau vài ngày thì vết thâm phai dần và làn da trẻ trở về bình thường. Do đó, phụ huynh không nên quá lo lắng với vết muỗi đốt ở trẻ mà lạm dụng các loại thuốc chống muỗi. Làn da của trẻ rất nhạy cảm, cho nên cần phải thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào cho trẻ bởi nguy cơ kích ứng, dị ứng và tổn thương da.

  • Không nên sử dụng thuốc bôi muỗi đốt cho bé dưới 6 tháng tuổi vì một số hóa chất trong thuốc chống muỗi như DEET có thể gây nguy hại cho trẻ khi bôi trên da.
  • Chỉ nên sử dụng thuốc bôi muỗi đốt hay thuốc bôi côn trùng cắn cho bé trên 6 tháng tuổi trong những tình huống thực sự cần thiết như đi du lịch, sống/ đi đến vùng dịch tễ sốt rét, sốt xuất huyết,...
  • Một lưu ý khác để tránh gây kích ứng, dị ứng toàn thân khi dùng thuốc bôi côn trùng cắn cho bé là nên bôi thuốc ở một vùng da nhỏ trước tiên, sau đó nếu không xuất hiện phản ứng hay tác dụng phụ gì mới tiến hành áp dụng cho những vùng khác của cơ thể.
  • Nên xịt thuốc ra tay rồi mới bôi lên các vùng cơ thể có nguy cơ bị muỗi đốt. Tránh để thuốc tiếp xúc với vết thương hở hay niêm mạc mắt, mũi hoặc miệng. Không nên bôi thuốc lên tay của trẻ, vì trẻ có thể đưa tay vào miệng.
  • Sau khi thuốc bôi muỗi đốt hết tác dụng hoặc không cần thiết bôi thuốc chống muỗi cho trẻ nữa thì phải tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để loại bỏ hóa chất gây hại.
  • Một số loại thuốc chống muỗi dạng kem/ dầu có mùi hương và nồng độ cao cũng không nên cho bé dùng vì rất dễ gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ.
  • Có thể sử dụng một số sản phẩm thực vật để xua muỗi như: Tinh dầu sả, bạc hà, tuyết tùng, dầu khuynh diệp,... thay thế cho các loại thuốc xịt, thuốc bôi chống muỗi.
  • Nên cho trẻ ngủ màn (cả ban ngày và ban đêm), cho trẻ mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ. Làm sạch các dụng cụ chứa nước, tránh tạo điều kiện cho lăng quăng, bọ gậy phát triển.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn; nhidong.org.vn; tudu.com.vn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan