Trẻ 26 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Khả năng nhận thức của trẻ 26 tháng tuổi đã khá tốt, trẻ có thể nhận biết được bản thân và rất thích được thể hiện. Dưới đây là những cột mốc phát triển của trẻ 26 tháng tuổi để giúp bố mẹ hiểu thêm về sự phát triển của trẻ.

1. Sự phát triển thể chất, vận động của trẻ 26 tháng tuổi

Hình thể của trẻ 26 tháng tuổi đã có nhiều sự thay đổi, não bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh dù mọi hoạt động của não vẫn chưa cân bằng.

Ở giai đoạn này, khuôn mặt của trẻ đã dài ra và cân đối với đầu, không còn rất nhỏ so với sọ như lúc mới sinh. Trong quá trình phát triển, chân và tay bé cũng không ngừng dài ra, bụng của mẹ bây giờ cũng đã thon gọn hơn trước. Lúc này, trẻ cũng đã mọc gần đủ 20 chiếc răng sữa.

Trẻ 26 tháng tuổi có khả năng vận động rất tốt. Trẻ có thể giữ thăng bằng và phối hợp các động tác một cách linh hoạt. Ngoài có khả năng lên kế hoạch, trẻ còn có thể thực hiện được các cử động ngày càng phức tạp, chẳng hạn như trẻ có thể tự mình mặc quần áo mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ...Trẻ làm bất cứ thứ gì mình muốn, thích chạy, nhảy quanh nhà. Dáng đi, kiểu cách đặc trưng riêng của trẻ sẽ được thể hiện rõ trong khoảng thời gian này.

Ở độ tuổi này, sở thích leo cầu thang của trẻ vẫn còn tiếp diễn. Trẻ thích được phụ giúp bố mẹ bằng những việc nhỏ. Nghe điện thoại hộ bố mẹ là một trong những việc trẻ thích làm nhất. Khi có chuông điện thoại kêu, bạn sẽ thấy ngạc nhiên, trẻ vội vàng chạy lại hoặc đi cần điện thoại hộ bố mẹ.

Trẻ 26 tháng tuổi thích được chạy nhảy đủ kiểu, có thể giữ thăng bằng trên một chân và biết cách phối hợp chân khi di chuyển.

thói quăng đồ của trẻ
Trẻ 26 tháng tuổi có khả năng vận động rất tốt

2. Sự phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ 26 tháng tuổi

Khả năng nhận thức của trẻ 26 tháng tuổi khá tốt. Lúc này, trẻ đã có thể nhận biết được bản thân. Nhất là các trẻ em gái rất thích làm điệu. Trẻ có thể giãy nảy đòi bằng được bộ quần áo mà trẻ thích mặc dù có sự can ngăn của bố mẹ. Trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh bằng cách nghe, nhìn và chạm vào vật thể và con người.

Thông qua quá trình thử và làm lỗi, trẻ có thể giải quyết vấn đề về tinh thần. Do vậy, bạn có thể không nhận thấy trẻ còn phá hỏng một món đồ chơi nào nữa. Trẻ có thể đánh giá ý và sử dụng đồ vật chỉ bằng cách đơn giản là nhìn vào nó.

Bây giờ, trí tuệ của trẻ đã phát triển hơn nữa, bạn sẽ nhận ra rằng trẻ đã hiểu các khái niệm thời gian. Cách nắm bắt các khái niệm cảm xúc phức tạp chính là hạn chế duy nhất của trẻ 26 tháng tuổi.

Trẻ cảm thấy hứng thú khi được chơi với những bạn cùng lứa tuổi. Trẻ đã bắt đầu biết phản kháng khi đến giai đoạn này. Những phản ứng khi trẻ bực bội như đá, đấm, cắn, xô, đẩy...

Trẻ thích đặt các câu hỏi bởi tính tò mò và ham tìm hiểu của trẻ. Trẻ còn có khả năng tự thu xếp suy nghĩ của bản thân tốt hơn. Trẻ rất thích học từ và kiểu phát âm các từ mới bằng cách lặp lại tất cả những gì mà bạn nói cho trẻ nghe, ngay cả khi trẻ không hiểu được những từ mới đó có nghĩa là gì. Quá trình lặp lại này đôi khi được gọi là “thói nhại lời”.

Trẻ đã có thể nói được khá nhiều từ, nhiều câu ngắn đơn giản như: Con ăn rồi, đi chơi đi chơi. Tuy nhiên trẻ thường có xu hướng nói ngọng và nuốt âm. Khả năng giao tiếp ngày càng thuần thục và mọi người hiểu trẻ nhiều hơn. Khoảng thời gian này trẻ sẽ hay hỏi bạn về mọi thứ và trò chuyện rất lâu, với rất nhiều câu hỏi ngộ nghĩnh và thú vị.

Ăn dặm tự chỉ huy có thể áp dụng cho trẻ ở tuổi nào?
Hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi, nước lọc trong bữa ăn hàng ngày để trẻ tiêu hoá tốt hơn.

3. Chế độ dinh dưỡng của trẻ 26 tháng tuổi

Trẻ 26 tháng tuổi vẫn nằm trong độ tuổi cần bổ sung tối đa lượng chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Ngoài việc đảm bảo cho trẻ uống đủ 500ml sữa mỗi ngày, thêm vào đó, các bữa chính trong ngày cũng phải đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi, nước lọc trong bữa ăn hàng ngày để trẻ tiêu hoá tốt hơn.

Ngoài ra, trong độ tuổi này trẻ thường có các biểu hiện như ngậm thức ăn mà không nhai, thịt thì nhai lấy nước mà không nuốt bã . Do đó, bạn nên tập cho trẻ nhai thường xuyên hơn, không nên quá lạm dụng việc xay, nghiền nhỏ thức ăn ở tuổi này. Bữa ăn của trẻ cần nấu đặc hơn. Các loại rau củ quả và thức ăn mặn thái miếng nhỏ, nấu mềm.

Tuổi này bạn đã có thể giảm lượng béo trong sữa và dùng các loại sữa khác thay vì chỉ dùng sữa nguyên kem, miễn vẫn có một số chất béo trong các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống. Điều này sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển ở trẻ. Gạo, đậu nành hay các loại sữa khác như sữa bò cần tăng cường canxi để đáp ứng mức tiêu thụ canxi hàng ngày cho nhóm tuổi này. Hãy tạo thói quen đọc các loại nhãn và hướng dẫn thông tin sản phẩm khi mua sắm cho gia đình. Trở thành một người tiêu dùng hiểu biết có thể mất thời gian nhưng điều đó luôn đáng giá.

Có thể bé cần ăn nhẹ thêm trước khi ngủ nếu bé ăn bữa tối vào khoảng 5-6 giờ chiều. Sữa chua, một miếng trái cây, phô mai và bánh quy hoặc bánh mì nướng đủ để bé no và dễ ngủ.

Đặc biệt nên tập cho trẻ ăn các loại hoa quả, vừa nhiều màu sắc và có độ mềm thích hợp. Bánh quy ăn dặm cũng rất hiệu quả cho trẻ tập nhai. Trong bữa ăn hay làm động tác nhai để trẻ học theo.

Do trẻ 26 tháng tuổi rất hiếu động, muốn khám phá thế giới xung quanh nên thường đặt ra nhiều các câu hỏi như: tại sao, cái gì, như thế nào, hoặc quậy tung hết mọi thứ nên khiến bạn thật sự không chịu nổi.

Tuy nhiên hãy kiềm chế bản thân, đừng nên nổi nóng hoặc trả lời trẻ một cách chống đối, qua loa. Hãy tập cho trẻ thói quen tôn trọng vấn đề của người khác, chịu trách nhiệm với những gì mình nói ra.

Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng, thân thể thường xuyên để phòng tránh một số bệnh thường gặp ở độ tuổi này. Và bạn đừng quên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để tiêm phòng và thăm khám bệnh định kỳ.

Trẻ ở giai đoạn này rất hiếu động và muốn khám phá xung quanh nên thường đặt các câu hỏi tại sao, cái gì...điều này có thể khiến bạn cảm thấy không thể chịu nổi. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng kiềm chế bản thân, đừng nên nổi nóng hoặc trả lời trẻ một cách qua loa. Bởi điều này có thể giúp trẻ hình thành thói quen tôn trọng vấn đề của người khác, chịu trách nhiệm với những gì mình nói ra.

Trẻ 26 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: whattoexpect.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan