Trẻ 6 tháng biết làm gì? Nếu chưa cứng cổ có là bất thường?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi PGS. TS. BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi - Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác.

Bước sang tháng thứ 6 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé về mọi mặt, sự phát triển từng ngày của con luôn thay đổi qua các kỹ năng, vận động, giao tiếp... Vì vậy các cha mẹ cần chuẩn bị rất nhiều thứ cho con để bé sẵn sàng cho hành trình khôn lớn của con.

1. Trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì?

Từ khi lọt lòng, mẹ đã chuẩn bị rất nhiều hành trang chào đón con ra đời, bé sẽ phát triển qua từng giai đoạn và bây giờ là 6 tháng tuổi - một mốc quan trọng để con nắm bắt học hỏi mọi thứ bắt đầu làm quen với thế giới của mình.

1.1 Vận động thô

  • Khi nằm, trẻ có thể thực hiện động tác lật một cách thuần thục.
  • Khi nằm sấp, hai chân của trẻ đưa thẳng lên cao, và có thể lật ở mọi hướng, có thể dùng hai tay và đầu gối để chống đỡ thân người, tứ chi duỗi thẳng để đẩy người về phía trước hoặc ra sau, có thể áp sát bụng xuống đất chống đỡ để bò về phía trước hoặc ra sau. Khi lật ở tư thế nằm sấp, trẻ có thể gập một bên thân người lại đến tư thế nửa ngồi.
  • Khi kéo tay bé ngồi dậy, bé có thể giữ được thăng bằng, lưng và hông giữ thẳng, có thể ngẩng đầu và tự do hoạt động. Khi ngồi trên ghế, bé có thể cầm và lắc đồ vật. Nếu bị ngã xuống, bé có thể tự mình ngồi dậy, bé có thể tự ngồi trong khoảng nửa giờ, nhưng thân người cần phải gập về phía trước và dùng hai tay để chống đỡ.
  • Khi đỡ lưng để bé đứng dậy, bé có thể nhảy lên nhảy xuống.

1.2 Vận động tinh

  • Những ngón tay của bé đều có thể làm động tác cầm nắm.
  • Khi đặt đồ chơi nhỏ ở bên cạnh bé, bé có thể vươn một tay đến đồ chơi và cầm gọn đồ chơi trong lòng bàn tay.
  • Khi bú, hai tay của bé đã có thể cầm được bình sữa.
  • Khi cầm đồ chơi trong tay, bé có thể lắc lư cổ tay để vật thể di động.
  • Khi bị quần áo che mặt, bé sẽ tự dùng tay gạt quần áo ra.

1.3 Khả năng thích ứng

Trẻ 6 tháng biết làm gì? Nếu chưa cứng cổ có là bất thường?
Khả năng thích ứng của bé

  • Cho bé nằm, khi nhìn thấy giường của mình có treo lục lạc, bé sẽ vươn tay để cố bắt lấy, khi kéo bé ngồi dậy và đặt đồ chơi trước mặt, bé sẽ cầm lấy đồ chơi.
  • Khi người lớn lấy vật trong tay bé và đặt lên giường ( nơi bé có thể nhìn thấy) bé biết trườn người ra để đuổi theo và cầm đồ chơi trong tay. Nếu đồ chơi bị rơi xuống đất bé sẽ cúi đầu xuống tìm.
  • Nếu đặt trước mặt bé ba khối xếp hình, sau khi bé cầm lấy khối xếp hình thứ nhất bé bắt đầu vươn tay muốn lấy khối xếp hình thứ hai, và chú ý đến khối xếp hình thứ 3.
  • Bé có thể vươn tay cầm lấy vật rất nhanh và kiên quyết khi nhìn thấy đồ vật. Thông thường, mắt bé sẽ tập trung chú ý vào vật định lấy nhưng cũng có thể nhắm mắt cho đến khi cầm chắc được vật.

1.4. Ngôn ngữ

  • Bắt đầu phát những âm đơn: a, i, ba... độ to nhỏ, cao thấp, nhanh chậm của âm thanh cũng có thay đổi.
  • Khi học nói, phấn khích, động tác của bé cũng nhiều hơn, và thường có phản ứng với giọng nói của phụ nữ.
  • Bé có thể biểu đạt sự vui buồn của mình qua âm thanh, có những phản ứng khác nhau đối với ngữ điệu khác nhau.
  • Khi nghe thấy có người gọi tên mình bé biết xoay đầu lại.

1.5. Hành vi giao tiếp

  • Khi soi gương, bé vẫn cười với cái bóng trong gương nhưng đã phân biệt được bóng trong gương và mình là khác nhau.
  • Khi hai tay thay phiên nhau cầm đồ vật, bé có thể phát giác được những bộ phận khác nhau của cơ thể mình, và biết được sự khác nhau giữa bản thân và thế giới bên ngoài.
  • Bé không thích người lạ.
  • Bé có thể phân biệt được người lớn và trẻ con, biết vươn tay và phát âm...để chủ động giao lưu với người khác, biết cười với những trẻ khác và đưa tay chạm chúng.
  • Khi người lớn rửa mặt cho bé, nếu như bé không thích, bé sẽ đẩy tay ra.

2. 6 tháng tuổi chưa cứng cổ có là bất thường?

Trẻ 6 tháng biết làm gì? Nếu chưa cứng cổ có là bất thường?
Trẻ 6 tháng tuổi có thể tự ngồi

Mỗi trẻ em có một cơ địa khác nhau và tốc độ phát triển ở từng bé là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các bé đều đi theo những mốc, giai đoạn phát triển chung (một số trẻ sinh non có thể chậm hơn các bé cùng trang lứa vài tuần hoặc vài tháng)..

Nếu như sau 5-6 tháng mà bé có những dấu hiệu dưới đây cha mẹ nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ để chữa trị kịp thời:

  • Trẻ vẫn còn phản xạ cổ tonic (là phản xạ khi đặt bé ở tư thế nằm ngửa, rồi xoay vùng đầu bé quay về một bên, chân và tay ở cùng một bên cổ quay sang sẽ duỗi thẳng còn chân và tay còn lại sẽ cong cong như thể bé đang cầm một thanh kiếm).
  • Trẻ không thể lật người từ bên này qua bên khác.
  • Vẫn chưa thể ngồi được với sự trợ giúp của người khác.
  • Vươn người chỉ với một tay trong khi tay kia nắm chặt.

Nếu như bé không đạt được những mốc phát triển nhất định theo tháng hoặc theo tuần, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chậm phát triển có thể hoàn toàn không có vấn đề gì nguy hiểm nhưng cũng có trường hợp, vì bé mắc phải chứng bệnh gì đó mới dẫn đến chậm phát triển như vậy.

Để giúp trẻ đạt được những cột mốc phát triển quan trọng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

183.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan