Vì sao trẻ lên 3 thường bướng bỉnh?

“Khủng hoảng tuổi lên 3” là một giai đoạn mà hầu hết trẻ em đều trải qua trong khoảng thời gian từ 18 tháng đến 3 tuổi. Nó bắt đầu khi trẻ phát hiện ra mình có khả năng từ chối yêu cầu của người khác. Trẻ phản ứng tiêu cực với nhiều yêu cầu, bao gồm cả những yêu cầu dễ chịu. Nói chung, trẻ cứng đầu hơn là hợp tác. Nếu không được hiểu rõ, hành vi này có thể trở nên cực kỳ khó chịu đối với các bậc cha mẹ.

1. Dấu hiệu trẻ lên 3 bướng bỉnh

Mỗi đứa trẻ 3 tuổi sẽ có những khoảnh khắc tốt và những khoảnh khắc xấu, đôi khi nối tiếp nhau rất nhanh. Bộ não của trẻ lên 3 vẫn đang tìm hiểu thế giới và các quy tắc của nó. Đồng thời, trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng có thể dùng lời nói để truyền đạt mong muốn của mình, vì vậy chúng sử dụng cơ thể và cử chỉ của mình để biểu thị cảm xúc. Tất cả những điều này có thể lên đến đỉnh điểm là một cơn giận dữ hoặc hỗn loạn, một trận khóc lóc, la hét từ những nguyên nhân rất nhỏ nhặt. Cảm xúc tiêu cực thường xảy ra bởi vì đứa trẻ cảm thấy một sự bất công dữ dội, chúng bị từ chối mua đồ chơi hoặc do bạn sẽ không mua cho chúng một ít kẹo. Chúng còn quá nhỏ để hiểu lý do đằng sau những hạn chế của bố mẹ. Tất cả những gì trẻ biết là chúng muốn một cái gì đó và chúng không đạt được nó.

Tất nhiên, trẻ ba tuổi có thể cư xử sai theo nhiều cách khác nhau. Chúng có thể tỏ ra hung hăng với những đứa trẻ khác hoặc có thể có thói quen làm vỡ hoặc phá hủy đồ đạc. Trẻ mới biết đi thường hay cắn - đây là một tác dụng phụ của quá trình mọc răng. Điều quan trọng là cha mẹ phải nhận ra rằng tất cả những hành vi này đều khá phổ biến, nhưng cũng cần biết khi nào mọi thứ đã đi quá xa.

Các vấn đề về hành vi thường bắt đầu vào khoảng 18 tháng tuổi. Trước thời điểm đó, trẻ em ít di chuyển hơn, nhu cầu đơn giản hơn và ý chí tự do ít hơn. Những cơn giận dữ sau đó khá phổ biến ở nhiều trẻ, nếu không muốn nói là hầu hết các trẻ hai và ba tuổi. Đến năm tuổi, khi trẻ có kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn và kiểm soát tốt hơn cảm xúc của mình, những cơn giận dữ sẽ lắng xuống (mặc dù không phải lúc nào cũng vậy).

Xem ngay: Trẻ có dấu hiệu hay la hét, khóc, đánh người thân có phải là khủng hoảng tuổi lên 3 không?

2. Làm sao để xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ?

Hãy xem xét các hướng dẫn sau đây để giúp bạn và con bạn vượt qua giai đoạn này:

  • Đừng coi giai đoạn bình thường này là sự bất bình thường của trẻ: Thay vì nói "không" với con, hãy nói "có phải bố/mẹ nên làm thế này không?" hoặc "Ý của con là như vậy, đúng không?" Phản ứng tiêu cực của trẻ không nên bị nhầm lẫn với sự thiếu tôn trọng.
  • Cho trẻ nhiều sự lựa chọn: Đây là cách tốt để tăng cường cảm giác tự do và kiểm soát của con bạn, để con trở nên hợp tác hơn. Ví dụ về các lựa chọn là để con bạn chọn giữa vòi hoa sen hoặc bồn tắm; cuốn sách nào để đọc; cho vào bồn tắm những đồ chơi nào; ăn trái cây nào để ăn vặt; mặc quần áo hoặc giày dép nào; ăn ngũ cốc ăn sáng nào và chơi trò chơi nào,... Đối với những công việc mà con bạn không thích, hãy cho trẻ nói lên vấn đề đó bằng cách hỏi: "Con muốn làm chậm hay nhanh?" hoặc "Con muốn bố/ mẹ làm điều đó hay con tự làm?" Hãy để trẻ càng nhanh chóng đạt được cảm giác rằng mình là người ra quyết định, thì trẻ sẽ càng sớm trở nên hợp tác.
khủng hoảng tuổi lên 3
Cha mẹ cần có cách xử lý phù hợp giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3

  • Đừng cho con bạn lựa chọn khi không có sự lựa chọn nào. Các quy tắc an toàn, chẳng hạn như cài dây an toàn khi ngồi trên ghế ô tô, mặc dù bạn có thể giải thích lý do tại sao phải tuân theo quy tắc này. Đừng đặt câu hỏi khi chỉ có một câu trả lời có thể chấp nhận được mà hãy hướng dẫn con bạn theo cách tử tế nhất có thể (ví dụ: “Mẹ xin lỗi, nhưng bây giờ con phải đi ngủ.”).
  • Đưa ra thời gian chuyển tiếp khi thay đổi các hoạt động. Nếu con bạn đang vui vẻ và phải chuyển sang hoạt động khác, có lẽ chúng cần một thời gian chuyển tiếp. Ví dụ, nếu con bạn đang chơi với đồ chơi khi sắp đến giờ ăn tối, hãy đưa ra lời cảnh báo cho trẻ 5 phút.
  • Loại bỏ các quy tắc quá mức: bạn càng có nhiều quy tắc thì càng ít có khả năng con bạn đồng ý với việc tuân theo chúng. Loại bỏ những kỳ vọng và tranh luận không cần thiết giúp con bạn cảm thấy ít bị kiểm soát hơn bằng cách có nhiều tương tác tích cực hơn là tiếp xúc tiêu cực mỗi ngày.
  • Tránh trả lời các yêu cầu của con bạn bằng từ "không" quá mức: Hãy cho con bạn một hình mẫu về sự dễ chịu. Khi con bạn yêu cầu điều gì đó và bạn không chắc chắn, hãy cố gắng nói “có” hoặc trì hoãn quyết định của bạn bằng cách nói “Hãy để mẹ suy nghĩ về điều đó”. Nếu bạn định đưa ra một yêu cầu, hãy làm như vậy ngay lập tức, trước khi con bạn rên rỉ hoặc cầu xin. Khi bạn phải nói “không”, hãy nói với con bạn rằng bạn rất tiếc và cho con bạn một lý do.

Trẻ lên 3 cần học những gì hay trẻ lên 3 hay khóc, chắc chắn đều là những vấn đề mà rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm. Thay vì áp đặt con thì cha mẹ hãy tìm hiểu sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ trong thời điểm này để hiểu con hơn và định hướng, hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ giai đoạn vàng này.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

91.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan