Phòng tránh ngã cho người bệnh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Tiến có nhiều năm kinh nghiệm về nội cơ xương khớp.

Ngã thường xảy ra do vô tình, là một dạng tai nạn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho người bị ngã, đặc biệt là những người lớn tuổi, già yếu. Có nhiều biện pháp tuy đơn giản nhưng lại giúp phòng tránh ngã cho người bệnh với hiệu quả cao.

1. Ngã là gì?

Ngã xảy ra khi một người bệnh vô tình ngã xuống sàn nhà hoặc bề mặt khác thấp hơn so với người bệnh đó, là một tai nạn bất ngờ và người bệnh có thể bị thương hoặc không.

2. Ai là người có nguy cơ ngã?

+ Trên 65 tuổi.

+ Tiền sử ngã.

+ Tình trạng sức khỏe:

  • Rối loạn nghe – nhìn.
  • Yếu cơ / Đau khớp / Dáng đi mất thăng bằng.
  • Chóng mặt, giảm cảm giác ngoại biên.
  • Bệnh lý tim mạch, tụt huyết áp tư thế.
  • Bệnh lý thần kinh: Parkinson, động kinh - mất trí, đột quỵ, trầm cảm ...
  • Mắc các bệnh lý cấp tính hoặc bán cấp.
  • Tình trạng đi tiểu không kiểm soát.
  • Mất nước.
  • Cần hỗ trợ di chuyển khi khám ngoại trú.
Phòng tránh ngã
Người già là đối tượng có nguy cơ bị ngã cao hơn

3. Có thể phòng ngừa ngã cho người bệnh bằng cách nào?

- Báo ngay cho nhân viên y tế khi người bệnh sợ ngã/ có tiền sử ngã/ đã từng ngã trong vòng 3 tháng qua.

- Đảm bảo người bệnh nghe - nhìn tốt:

  • Bật đèn sáng trước khi đứng dậy.
  • Kính đeo mắt để trong tầm tay.
Đảm bào người bệnh nghe nhìn tốt
Đảm bào người bệnh nghe nhìn tốt

- Khi muốn đứng lên và đi:

  • Ngồi tại giường một lúc trước khi đứng dậy.
  • Chân chắc chắn, đứng dậy chậm rãi, vững vàng.
Xe lăn
Đứng dậy một cách chậm rãi, chắc chắn

- Có thể thực hiện 1 số bài tập đơn giản trước khi đứng dậy khỏi giường hoặc ghế:

  • Làm quen với các vật dụng và môi trường xung quanh, loại bỏ các đồ vật gây vướng víu, đặt các đồ vật cần thiết ngay tầm với.
  • Sử dụng gậy chống, kiểm tra hao mòn của đệm cao su, không tựa vào các đồ đạc của bệnh viện vì chúng thường có bánh xe.

- Đảm bảo dép đi vừa chân, đủ ma sát, không trơn trượt, nếu không chắc chắn => Báo nhân viên y tế đổi dép.

Đôi dép
Phải đảm bảo dép đi vừa chân, đủ ma sát, không trơn trượt

- Cẩn thận khi đi vào phòng tắm hoặc đi vệ sinh vì nền nhà có thể trơn trượt.

- Tránh nơi có biển báo trơn trượt.

- Báo Điều dưỡng hoặc HouseKeepings khi thấy sàn nhà trơn ướt.

- Bấm chuông gọi Điều dưỡng khi cần hỗ trợ, đặc biệt khi quý vị thấy mệt, chóng mặt, có vấn đề về thị lực, khó khăn khi đi lại...

- Tuyệt đối không trèo qua thành giường để xuống đất vì sẽ làm tăng nguy cơ ngã và tăng khả năng chấn thương nặng của người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan