Bị sốt nhẹ khi đến chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên mà người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua, xuất hiện hàng tháng, từ lúc đến tuổi dậy thì và đang trong độ tuổi sinh sản. Đối với nhiều người, mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến là một nỗi ám ảnh bởi sự “dày vò” của những cơn đau bụng kinh hay đau lưng hành hạ. Có người đau nhẹ, có người đau âm ỉ, đau dữ dội thành từng cơn, có người đau chỉ vài tiếng nhưng cũng có người đau đớn cả ngày. Nhiều người lại bị sốt nhẹ khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Vậy những biểu hiện này có đáng lo và vì sao lại tăng thân nhiệt ngày đèn đỏ, bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời.

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Đối với nữ giới, kinh nguyệt phản ánh về sức khỏe sinh sản. Mỗi người phụ nữ sẽ có những biểu hiện khác nhau khi kỳ kinh nguyệt đến tuy nhiên hầu hết đều có sự thay đổi về thể chất và cảm xúc thất thường hơn.

Biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt:

  • Nổi mụn trứng cá,
  • Vú cương đau,
  • Cảm giác mỏi mệt, khó tính, dễ cáu gắt,
  • Tiêu hóa cũng thay đổi. Bị đầy, trướng bụng, táo bón hay tiêu chảy
  • Tăng thân nhiệt
  • Nhức đầu, có người bị sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi
Đầy bụng, khó tiêu
Đầy hơi là một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

2. Vì sao bị sốt nhẹ khi đến chu kỳ kinh nguyệt?

Thường tình trạng tăng thân nhiệt ngày đèn đỏ ai cũng xảy ra.

Biểu hiện nặng hơn thì bị sốt nhẹ, sốt vì khi kinh nguyệt đến, nhất là với những người cường kinh lượng máu kinh ra nhiều khiến mất nước. Cùng với nỗi lo của nhiều chị em là uống nước nhiều khiến kinh nguyệt ra nhiều nên uống ít nước. Tuy nhiên chính vì lý do này khiến cơ thể càng thiếu nước, từ đó gây sốt nhẹ. Cơ chế chảy máu kinh là do sự sụt giảm của nội tiết tố buồng trứng. Điều này khác với trường hợp chảy máu cấp trong chấn thương thì mới cần hạn chế uống nước.

Vì vậy, để tránh tình trạng bị sốt nhẹ khi đến ngày “đèn đỏ”, hãy bổ sung nước cho cơ thể.

3. Đến kỳ kinh nguyệt bị đau lưng vì sao?

Có 40-50% nữ giới đầu có triệu chứng đau lưng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Đây là hiện tượng khá bình thường.

Đau lưng và đau bụng kinh liên quan đến những thay đổi của prostaglandin. Đây là loại hormone khiến tử cung co thắt để làm giảm lớp lót trong khu vực này. để đỡ đau bụng kinh hơn, có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.

Tuy nhiên cũng có khả năng liên quan đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung. Nếu tình trạng những cơn đau lưng dai dẳng, khó chịu thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn, khám để tìm ra nguyên nhân.

đau lưng
Phần lớn phụ nữ bị đau lưng trước và trong chu kỳ kinh nguyệt

4. Làm thế nào để hạn chế những cơn đau do hội chứng tiền kinh gây ra?

Có nhiều cách để hạn chế những đơn đau mỗi khi kỳ kinh nguyệt tới.

Nếu độ đau nhẹ thì chỉ cần thay đổi lối sống, có thể bổ sung thêm các vitamin D, E... và axit folic có nhiều trong rau xanh, protein bằng cách ăn nhiều thịt có màu đỏ tươi như bò,... sẽ giúp bù lại lượng máu bị mất đi trong ngày "đèn đỏ".

  • Vận động thân thể bằng những bài tập nhẹ nhàng,
  • Ăn uống lành mạnh
  • Cần ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, tránh stress.
  • Không làm việc nặng,
  • Bổ sung nhiều nước.
  • Uống nước ấm, tắm nước nóng giúp thư giãn các cơ
  • Có thể nhâm nhi 1 chút đồ ngọt như socola và dùng khăn ấm chườm bụng để làm dịu cơn đau
  • Không ăn hoa quả chua, ăn cay, sử dụng chất có cồn như bia, rượu, đồ uống có ga vì sẽ gây cơn đau bụng dữ dội hơn.
  • Nếu đau quá có thể dùng thuốc giảm đau loại thông thường như paracetamol, hoặc dùng thuốc tránh thai để ức chế rụng trứng.

Nếu tình trạng đau mỗi khi “đèn đỏ” tới không cải thiện hơn, nên đi khám bác sĩ phụ khoa để được tư vấn điều trị phù hợp. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế với thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao giúp việc chẩn đoán và điều trị nhanh và hiệu quả, bạn thể đến các cơ sở bệnh viện gần mình nhất để được thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

82.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Abendo
    Công dụng thuốc Abendo

    Thuốc Abendo là thuốc kháng viêm không steroid được chỉ định trong điều trị viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, đau mãn tính, đau bụng kinh nguyên phát,... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cần ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • cophadol
    Công dụng thuốc Cophadol

    Cophadol là thuốc giảm đau dùng theo đơn. Thành phần chính có trong Cophadol là hoạt chất Paracetamol hàm lượng 500mg. Cụ thể tác dụng thuốc Cophadol là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.

    Đọc thêm
  • Opeasprin
    Công dụng thuốc Opeasprin

    Opeasprin là thuốc tim mạch, chứa thành phần chính Acid acetylsalicylic hàm lượng 81mg. Để hiểu rõ hơn về công dụng của thuốc cũng như các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng Opeasprin, bạn có thể ...

    Đọc thêm
  • Tipharalgine
    Công dụng thuốc Tipharalgine

    Thuốc Tipharalgine chứa thành phần chính là paracetamol hàm lượng 500mg, được sử dụng phổ biến trong chỉ định giảm đau và hạ sốt. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về thuốc Tipharalgine qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • eunisina
    Công dụng thuốc Eunisina

    Thuốc Eunisina có thành phần chính là nefopam, hàm lượng trong mỗi viên là 30mg. Thuốc có tác dụng chính là giảm các cơn đau. Để biết được thuốc Eunisina có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài ...

    Đọc thêm