Các yếu tố nguy cơ và biện pháp dự phòng đẻ non

Đẻ non là khi trẻ chào đời từ 22 tuần đến trước khi đủ 37 tuần thai kỳ, tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối. Trong khoảng thời gian trên trẻ đẻ càng sớm thì nguy cơ tử vong và để lại những biến chứng càng cao.

Đẻ non không những nguy cơ cho trẻ mà sản phụ đẻ non cũng gặp phải nhiều nguy cơ như sót rau, nhiễm khuẩn sau sinh.... Vậy các yếu nguy cơ nào có thể dẫn đến tình trạng đẻ non và phải làm sao để phòng tránh đẻ non?

1. Các yếu tố nguy cơ gây đẻ non

1.1 Các yếu tố từ thai nhi

1.2 Các yếu tố từ mẹ

  • Tiền sử sinh non: nguy cơ tái phát sinh non chiếm 25 – 50%, nguy cơ càng cao nếu có nhiều lần sinh non trước đó.
  • Tiền sử nạo hút thai, sảy thai.
  • Tử cung dị dạng bẩm sinh như tử cung hai sừng, tử cung hình tim, tử cung có vách ngăn bán phần...
  • Tử cung kém phát triển.
  • Hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, tiền sử có khoét chóp cổ tử cung.
  • U xơ tử cung.
  • Mẹ mắc các bệnh lý nội khoa như thiếu máu; nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn tính đặc biệt là nhiễm trùng tiết niệu và viêm cổ tử cung, âm đạo, viêm nha chu; sốt rét; bệnh tim; cao huyết áp...
  • Viêm ruột thừa: Thường đi kèm với chuyển dạ sinh non, có thể vì tử cung bị kích thích do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm và sự phóng thích nội độc tố của vi trùng cùng với sự tăng nhiệt độ cơ thể.
Mang thai
Mẹ bầu có tiểu sử sinh non có nguy cơ tái sinh non lên tới 25-50%

1.3 Các yếu tố khác

  • Làm việc quá sức, làm công việc nặng nhọc.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại.
  • Không cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ.
  • Mẹ nhẹ cân, có cân nặng trước sinh < 40kg.
  • Tuổi mẹ không phù hợp mang thai như: Mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc lớn tuổi (hơn 40 tuổi).
  • Hút thuốc (>20 điếu/ngày), thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Giao hợp thường xuyên có thể gây cơn co tử cung.
  • Đặc biệt là mẹ không được chăm sóc tiền sản đầy đủ, không phát hiện sớm nguy cơ đẻ non góp phần quan trọng làm tăng tỷ lệ đẻ non.
  • Sản phụ thường xuyên căng thẳng, trong công việc hay gia đình.
  • Tiền sản giật, sản giật, hội chứng HELLP.
Hút thuốc
Mẹ bầu hút thuốc cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non

2. Các biện pháp dự phòng đẻ non

Từ những yếu tố nguy cơ trên có thể dự phòng nguy cơ sinh non bằng các biện pháp phòng ngừa sinh non như:

  • Khám phát hiện và điều trị ổn định nếu được các bệnh nội khoa của mẹ trước khi mang thai.
  • Bổ sung dinh dưỡng, ăn uống đa dạng trước khi mang thai giúp có một cơ thể đủ khỏe mạnh suốt thai kỳ.
  • Khám và theo dõi thai kỳ thường xuyên, đúng lịch nhằm phát hiện sớm những bất thường.
  • Khi xác định được yếu tố nguy cơ gây đẻ non cần xử lý:

Điều trị các nhiễm khuẩn nếu có hoặc nếu có thể nên điều trị trước khi mang thai.

Mẹ có tiền sử đẻ non tìm nguyên nhân gây đẻ non lần trước đó và xử lý nếu được.

Trường hợp hở eo tử cung cần khâu eo tử cung, thông thường thời điểm khâu eo tử cung tốt nhất là vào khoảng tuần 16 -20 thai kỳ, sau khi khâu eo tử cung cần được nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm co bóp tử cung và kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

Theo dõi, xử trí tốt chảy máu âm đạo trong thai kỳ.

  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức , căng thẳng quá độ.
  • Tránh tiếp xúc thường xuyên với những tác nhân gây độc hại như: Khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất...
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm.
  • Nếu mẹ mắc bệnh lý trong thai kỳ như: Nhiễm độc thai nghén, thiếu máu, đái tháo đường... cần được kiểm soát và điều trị ổn định.
  • Không nên đi du lịch xa, tránh ngồi xe đường dài nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Mang thai
Bà bầu không nên đi du lịch xa, tránh ngồi xe đường dài nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ
  • Trước khi sinh từ 6 đến 8 tuần nên nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Hạn chế giao hợp nhất là vào ba tháng cuối thai kỳ, trường hợp mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai không nên giao hợp vào 3 tháng cuối.
  • Có thể tập thể dục nhẹ nhàng, nghe nhạc giúp giảm căng thẳng.

Sinh non có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ sơ sinh, tăng nguy cơ tử vong chu sinh. Theo dõi thai kỳ thường xuyên là biện pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng sinh non, đặc biệt ở những sản phụ đã từng có tình trạng sinh non trước đó.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan