Chụp MRI thai trong chẩn đoán bất thường thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Quốc Thành - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Và Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Dịu Hường - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chụp MRI thai nhi là một cách thức nhằm giúp có được những hình ảnh rất chi tiết giúp bác sĩ chẩn đoán những bất thường thai trước khi bé chào đời. Nhìn chung, so với siêu âm, phương pháp cận lâm sàng này ít được phổ biến, tuy nhiên, giá trị đem lại là vô cùng to lớn, nhất là trong các trường hợp thai kỳ nguy cơ, sản phụ có các yếu tố nghi ngờ dị tật thai.

1. Chụp MRI thai là gì?

Chụp cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging - MRI) là một phương tiện cung cấp những hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện các cấu trúc bất thường của các tạng và đưa ra cách thức điều trị phù hợp.

Đối với sản khoa, chụp MRI thai nhi sẽ cung cấp thêm thông tin về bé, bên cạnh công cụ siêu âm, nhất là trong những trường hợp thai kỳ nguy cơ .

Trong quá trình quét MRI, hình ảnh sẽ được chụp từ nhiều góc khác nhau và máy tính xử lý những hình ảnh này để đưa ra hình ảnh chi tiết về một phần cụ thể của em bé trong buồng tử cung cần được khảo sát. Khác với siêu âm là sử dụng sóng âm, khác với chụp X-quang là sử dụng bức xạ, dạng năng lượng được sử dụng trong MRI là từ trường và sóng vô tuyến mạnh để thu được hình ảnh một cách chi tiết và giảm nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ.

Chỉ định chụp MRI thai thường được thực hiện trong tam cá nguyệt giữa (ba tháng giữa của thai kỳ). Trước đó, MRI thai nhi không được thực hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ, vì độ chính xác trong chẩn đoán nhận được sẽ kém hơn nhiều khi tiến hành tại thời điểm này.

Có thể chụp X quang khung chậu cho bà mẹ mang thai?
Chụp MRI cho phép cung cấp thông tin của thai nhi

2. Chỉ định chụp MRI thai khi nào?

MRI thai sẽ được chỉ định khi:

  • Phát hiện một bất thường trên thai nhi, nhất là khi nghi ngờ dị tật thai, khi siêu âm không xác định được rõ ràng. Đồng thời, việc tìm kiếm thêm thông tin là cần thiết để đưa ra quyết định về trị liệu, quyết định duy trì hay chấm dứt thai kỳ hoặc để tư vấn cho gia đình về tiên lượng thai nhi sau sinh. Các chỉ định chụp MRI thai thường trong bệnh cảnh sản phụ béo phì nặng làm cản trở siêu âm, đa ối, thiểu ối hoặc tuổi mẹ cao.
  • Phát hiện một bất thường trên thai nhi, nhất là khi nghi ngờ dị tật thai, khi siêu âm không xác định được rõ ràng và bác sĩ cần đưa ra quyết định về kế hoạch can thiệp cho trẻ sơ sinh ngay khi chào đời, ví dụ: bệnh lý thoát vị hoành bẩm sinh, tim bẩm sinh.
  • Thai kỳ có nguy cơ cao, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng ngay cả khi không phát hiện ra bằng siêu âm, ví dụ hội chứng truyền máu song sinh.

3. Làm thế nào để tiến hành chụp MRI thai nhi?

Để tiến hành chụp MRI thai nhi, sản phụ cần thực hiện các bước chuẩn bị và theo các hướng dẫn như sau:

  • Mặc quần áo rộng, thoải mái và không có kim loại;
  • Tháo bỏ tất cả các loại trang sức và các vật dụng bằng kim loại trước khi vào phòng chụp MRI như: đồng hồ, bút, chìa khóa, ghim cài tóc, ghim băng, điện thoại di động, thẻ tín dụng, máy nhắn tin;
  • Không dùng thức uống có chứa caffeine như: cà phê, trà, đồ uống cola hay đồ uống có ga vào ngày chụp MRI thai nhi;
  • Thực hiện bảng câu hỏi về tiền căn y tế, nhất là từng có các can thiệp, phẫu thuật đặt dụng cụ kim loại trong cơ thể;
  • Nằm ngửa đúng tư thế trên băng chuyền đưa vào trong buồng chụp MRI. Nếu tư thế này khó thực hiện, sản phụ có thể nằm nghiêng;
  • Sản phụ có thể nói chuyện liên lạc với các kỹ thuật viên thực hiện MRI bất cứ lúc nào trong quá trình quét. Đôi khi, sản phụ có thể được yêu cầu nín thở trong một thời gian ngắn và theo hiệu lệnh;
  • Sản phụ có thể đeo tai nghe để tránh tiếng ồn khi máy hoạt động;
  • Một số sản phụ có thể cảm thấy cơ thể ấm lên trong quá trình quét và điều này là bình thường;
  • Đối với một số trường hợp quá lo lắng, căng thẳng, sản phụ sẽ được dùng thuốc an thần nhẹ. Điều này là hoàn toàn vô hại với thai nhi, vừa giúp thư giãn cho mẹ và vừa giảm cử động của thai nhi trong buồng tử cung, cải thiện chất lượng hình ảnh thu thập được.
cà phê
Không sử dụng cafe, đồ uống có ga vào ngày chụp MRI

4. Ảnh hưởng của chụp MRI đối với sự an toàn của thai nhi là như thế nào?

MRI là một công cụ giúp bổ sung hình ảnh học rất hữu ích cho siêu âm để đánh giá các bất thường của thai nhi và nhau thai. Thậm chí, đây còn là một lựa chọn cận lâm sàng giúp chẩn đoán các bất thường ở sản phụ có thể phát sinh trong thai kỳ.

Để được điều này là nhờ vào những ưu điểm của MRI đem lại, bao gồm độ phân giải không gian cao và độ tương phản mô mềm tuyệt vời trong khi đây vẫn là phương tiện không xâm lấn và vô hiệu hóa bức xạ ion hóa. Rất nhiều nghiên cứu đã đánh giá kết quả dài hạn cũng đã chứng minh không có bất thường về chức năng và cân nặng khi sinh đối với trẻ từng tiếp xúc với MRI tử cung và trong quá trình phát triển về sau.

Trong trường hợp cần phải tiêm chất tương phản giúp hình ảnh dễ nhận diện hơn, việc sử dụng chất tương phản là Gadolinium tiêm tĩnh mạch trong chỉ định chụp MRI thai nhi là hoàn toàn không có chống chỉ định. Mặc dù số lượng sản phụ cần chụp MRI có sử dụng thuốc cản quang gadolinium trong ba tháng đầu cũng khá thường gặp, hầu như không có trường hợp nào báo cáo trẻ sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh hay các vấn đề có liên quan được cho là tác dụng phụ của thuốc.

Tóm lại, trong các trường hợp nghi ngờ dị tật thai mà hình ảnh trên siêu âm hạn chế, chỉ định chụp MRI thai là vô cùng cần thiết. Phương tiện này giúp xác định các chẩn đoán về bất thường bẩm sinh, từ đó giúp bác sĩ tiên lượng tình trạng của thai nhi ngay từ khi chưa sinh ra, hỗ trợ tư vấn cho sản phụ và gia đình. Với những bằng chứng về lợi ích của MRI thai, phụ nữ mang thai cần có những hiểu biết nhất định trên đây, giúp chăm sóc một thai kỳ khỏe mạnh trọn vẹn.

Hệ thống chụp MRI của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị có hệ thống máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla công nghệ Silent hiện đại có thể chụp nhanh, đánh giá chính xác tình trạng tổn thương trong khi thai nhi liên tục thay đổi tư thế. Đây cũng là máy chụp không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ, thai nhi.

Trung bình, thời gian chụp khoảng 30 - 45 phút và người bệnh sẽ nhận được kết quả chụp MRI sau khi chụp từ 15-30 phút. Quy trình thăm khám luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi chụp MRI các mẹ bầu cần đặt lịch trước khi khám.

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: pedrad.org, insideradiology.com.au, fetus.ucsf.edu

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan