Khắc phục chứng chóng mặt sau sinh

Chóng mặt sau sinh là tình trạng nhiều sản phụ gặp phải, đây có thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm nên cần được thăm khám, chẩn đoán sớm và điều trị để tránh những nguy cơ tai nạn, chấn thương hay ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

1. Chóng mặt sau sinh là gì?

Chóng mặt sau sinh là tình trạng sản phụ luôn cảm thấy đầu óc quay cuồng, đứng, ngồi không vững, nếu không điều trị kịp thời thì sản phụ có thể rơi vào trạng thái trầm cảm với những suy nghĩ tiêu cực.

Thực tế, có rất nhiều bà mẹ sau sinh gặp phải hiện tượng cơ thể suy nhược, chóng mặt, mệt mỏi, tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn khiến cho việc chăm sóc em trở nên khó khăn, áp lực.

2. Nguyên nhân gây tình trạng chóng mặt sau sinh

Đa số các sản phụ đều gặp phải tình trạng chóng mặt sau sinh từ 2 - 3 tháng, nguyên nhân là do:

  • Bị rối loạn tiền đình sau sinh

Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ bị suy kiệt, cộng thêm việc thiếu ngủ do phải thức đêm trông con nhỏ và suy nghĩ nhiều dẫn đến stress, căng thẳng... là các yếu tố gây ra tình trạng rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh và hậu quả là sản phụ bị chóng mặt quay cuồng, ù tai, mất thăng bằng, rối loạn thị giác, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng...

  • Bị thiếu máu sau sinh

Sản phụ bị mất máu nhiều trong quá trình chuyển dạ gây ra tình trạng thiếu máu sau sinh kèm theo cảm giác da xanh xao, đau đầu, chóng mặt đột ngột, khó thở, móng tay giòn, tức ngực, sức đề kháng kém...

  • Tụt huyết áp sau sinh

Sau khi sinh con, nhiều sản phụ bị tụt huyết áp xuống chỉ còn thấp hơn 90/60mmHg làm cho lưu lượng máu tuần hoàn đi lên não và tới các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm sút và gây ra các cơn chóng mặt vã mồ hôi, khó ngủ, đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, giảm khả năng tập trung, chân tay lạnh...

  • Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não thường là hậu quả của một số bệnh lý xuất hiện sau khi sinh như huyết áp thấp, thiếu máu... khiến cho não bộ không nhận đủ lượng oxy cần thiết và gây ra hiện tượng hoa mắt, đau nhức đầu thường xuyên, chóng mặt đột ngột, rối loạn giấc ngủ, tê bì chân tay...

  • Suy nhược cơ thể sau khi sinh

Sản phụ bị suy nhược cơ thể sau khi sinh sẽ không thể tự cải thiện được bằng cách nghỉ ngơi hay ngủ nhiều. Trong trường hợp này, ngoài cảm giác mệt mỏi triền miên thì sản phụ còn có xuất hiện các triệu chứng như mất hứng thú với mọi việc, chóng mặt sau sinh, đau nhức cơ thể, khó ngủ, dễ nổi cáu, hay quên trước quên sau....

  • Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc

Đối với sản phụ sinh mổ, việc sử dụng thuốc gây tê cũng có thể gây ra tác dụng phụ, mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng có thể khiến sản phụ bị hoa mắt, chóng mặt trong khoảng 3 - 4 ngày sau khi sinh.

Huyết áp tâm thu
Tụt huyết áp sau sinh gây tình trạng chóng mặt sau sinh

3. Khắc phục chứng chóng mặt sau sinh

Chóng mặt sau sinh là tình trạng mà bất kỳ sản phụ nào cũng có thể bị mắc phải, trong trường hợp không biết rõ nguyên nhân gây chóng mặt là gì thì sản phụ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần cân bằng và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh.
  • Sản phụ phải luôn cố gắng giữ cho tinh thần được thoải mái, nếu có vấn đề gì về sức khỏe hay tinh thần thì hãy chia sẻ với người thân và bạn bè để được giải tỏa nỗi lo.
  • Trong chế độ ăn hàng ngày nên hạn chế thịt đỏ, chất béo, sữa và tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại trái cây, rau củ quả, vitamin...
  • Thức ăn cho sản phụ phải nóng, không nên quá kiêng khem.
  • Ngủ đủ giấc và không được lao động quá sớm, quá sức, quá nặng, hạn chế tiếp xúc với nước.
  • Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm hàng ngày, không được tắm và ngâm mình trong nước tại nơi không kín gió...

Ngoài ra, để tránh hiện tượng chóng mặt sau sinh thì sản phụ có thể bổ sung các dưỡng chất mà không gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa cho em bé, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4. Chóng mặt sau sinh bao lâu thì khỏi?

Nếu tình trạng chóng mặt sau sinh do những nguyên nhân trên gây ra thì tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ cho phương án điều trị khác nhau, đồng thời sản phụ có thể điều chỉnh lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để giảm nhanh các triệu chứng.

Mặc dù chóng mặt sau sinh không phải là hiện tượng nguy hiểm và nó có thể thuyên giảm dần sau vài tháng nhưng tốt nhất là người bệnh không nên chủ quan mà phải chăm sóc cơ thể đúng cách, xây dựng lối sống sinh hoạt điều độ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Phụ nữ nên khám định kỳ bệnh gì
Nếu tình trạng chóng mặt sau sinh kéo dài, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị

Đối với sản phụ sau sinh sức khỏe còn rất yếu nên nếu bị chóng mặt quay cuồng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự chăm sóc cho em bé, do vậy dù tình trạng chóng mặt xuất hiện ít hay nhiều, nặng hay nhẹ thì đều đáng phải lưu tâm, sản phụ nên nhờ người nhà đưa đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giữ chức năng chuyên môn trong việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương (hộp sọ, màng não, não bộ, mạch máu não, các dây thần kinh trong sọ, tuyến yên, cột sống, đĩa đệm, màng tủy sống) và hệ thần kinh ngoại vi (các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

113.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Dilagin
    Công dụng thuốc Dilagin

    Thuốc Dilagin có nguồn gốc từ thảo dược đó là đinh lăng và lá bạch quả. Vậy thuốc Dilagin chữa bệnh gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Barokin
    Công dụng thuốc Barokin

    Thuốc Barokin là một trong những dược phẩm có chứa Ginkgo Biloba được sử dụng tương đối phổ biến trên lâm sàng. Thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý về mạch máu và não bộ như thiểu năng ...

    Đọc thêm
  • Upaforu
    Công dụng thuốc Upaforu

    Upaforu là thuốc dự phòng và điều trị đau nửa đầu, chóng mặt được bào chế dưới dạng viên nang. Vậy chỉ định của thuốc Upaforu là gì, cách sử dụng và liều dùng như thế nào? Cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • neurogiloban
    Công dụng thuốc Neurogiloban

    Neurogiloban là thuốc thuộc nhóm thuốc có nguồn gốc thảo dược, động vật. Thuốc có dạng viên nén bao phim với hoạt chất là Ginkgo biloba, có tác dụng cải thiện trí nhớ, hỗ trợ điều trị chứng giảm trí ...

    Đọc thêm
  • Thekan
    Công dụng thuốc Thekan

    Thekan là thuốc gì, có phải thuốc bổ não không? Thực tế, Thekan là thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, có tác dụng tăng tuần hoàn máu đến não và động mạch các chi.

    Đọc thêm