Kinh nguyệt kéo dài 1 ngày hoặc 2 ngày có bình thường không? Nguyên nhân do đâu?

Kinh nguyệt chỉ kéo dài 1 - 2 ngày có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra bởi các yếu tố khác như lối sống, biện pháp tránh thai và tình trạng sức khỏe. Vậy kinh nguyệt kéo dài 1 ngày hoặc 2 ngày có bình thường không?

1. Thế nào được gọi là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là khoảng 28 ngày, dao động từ 21 ngày đến 35 ngày. Số ngày kinh nguyệt từ 3 - 5 ngày, dao động từ 2 - 7 ngày cũng được coi là bình thường.

2. Kinh ra ít và ngắn ngày có bình thường không?

Nếu kinh nguyệt của bạn thường kéo dài, đột nhiên là ngắn còn 1 - 2 ngày thì có thể do nhiều nguyên nhân, có thể là:

2.1. Thai kỳ

Mang thai có thể là lý do khiến chu kỳ kinh ngắn, trong đó kinh nguyệt kéo dài 2 ngày hoặc ít hơn.

Khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, hiện tượng làm tổ có thể gây chảy máu trong thời gian ngắn với màu sắc từ hồng nhạt đến nâu sẫm.

Ra huyết khi làm tổ thường xảy ra 10 - 14 ngày sau khi thụ thai. Nhưng không phải tất cả phụ nữ mang thai đều trải qua hiện tượng này. Nó chỉ xảy ra ở khoảng 15 đến 25% các trường hợp mang thai.

2.2. Sảy thai

Sẩy thai có thể bị nhầm lẫn với hành kinh, do đó, nhiều phụ nữ có kinh ra ít và ngắn ngày không biết họ đã mang thai. Máu có thể chảy thành từng đốm nhỏ hoặc chảy nhiều phụ thuộc vào độ dài thai kỳ.

Các triệu chứng khác của sảy thai bao gồm:

  • Chuột rút
  • Đau bụng hoặc vùng chậu
  • Đau lưng
Sảy thai có liên quan đến thời gian kinh nguyệt ngắn
Sảy thai có liên quan đến thời gian kinh nguyệt ngắn

2.3. Cho con bú

Việc cho con bú có thể làm thay đổi nội tiết tố và tính chất chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Trong đó có làm hành kinh ra ít hơn bình thường và chỉ còn 1 - 2 ngày.

2.4. Biện pháp tránh thai

Thuốc tránh thai hoặc liệu pháp nội tiết tố cũng như dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) có thể khiến chu kỳ kinh ngắn hơn.

Các hormone trong thuốc tránh thai có thể làm mỏng niêm mạc tử cung, từ đó làm thời gian kinh nguyệt ngắn đi. Chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra với phụ nữ uống thuốc chỉ chứa progestin.

Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến độ dài chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:

2.5. Mang thai ngoài tử cung

Một trong những dấu hiệu đầu tiên để chẩn đoán mang thai ngoài tử cung là chảy máu âm đạo kèm theo đau vùng chậu. Vỡ ống dẫn trứng có thể xảy ra khi trứng được thụ tinh tiếp tục phát triển trong đó. Đây là một cấp cứu sản khoa do có thể gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng.

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng của thai ngoài tử cung, chẳng hạn như:

  • Đau bụng hoặc đau vùng chậu quằn quại, thường ở một bên
  • Ngất xỉu hoặc chóng mặt
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Tăng áp lực lên trực tràng

2.6. Căng thẳng

Căng thẳng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ nội tiết tố, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Căng thẳng nghiêm trọng có thể khiến kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh ngắn hơn bình thường, hoặc không có kinh. Hầu hết kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường khi trạng thái căng thẳng qua đi.

2.7. Giảm cân mạnh

Giảm cân có thể gây kinh nguyệt không đều. Các chứng rối loạn ăn uống như anorexia nervosa và bulimia nervosa có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt ngừng lại hoàn toàn.

Giảm cân mạnh có thể gây ra tình trạng thời gian kinh nguyệt ngắn
Giảm cân mạnh có thể gây ra tình trạng thời gian kinh nguyệt ngắn

2.8. Tập thể dục quá sức

Tập thể dục quá sức có thể làm cho kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh tạm thời.

Việc hoạt động thể lực quá sức có thể làm cơ thể không cung cấp đủ năng lượng cho vùng dưới đồi, từ đó làm chậm hoặc ngừng việc giải phóng các hormone kiểm soát sự rụng trứng.

2.9. Bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp gây tăng tiết hoặc giảm tiết quá mức hormone tuyến giáp. Đây là loại hormone có vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi sản xuất không đủ, nó có thể gây ra kinh ít hơn bình thường, ngắn ngày hơn hoặc không đều.

Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại rối loạn mắc phải, trong đó phổ biến nhất bao gồm:

2.10. Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Bệnh viêm vùng chậu PID là một loại nhiễm trùng thường lây truyền qua quan hệ tình dục, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và lan đến tử cung và đường sinh dục trên.

PID có thể gây ra kinh nguyệt không đều, nhưng kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài hơn hoặc đau hơn.

2.11. Các yếu tố khác

Các tình trạng ít phổ biến hơn có thể gây ra kinh nguyệt không đều hoặc chu kỳ kinh ngắn hơn bình thường bao gồm:

2.12. Tuổi tác

Các bạn nữ vừa mới có kinh nguyệt hoặc phụ nữ mãn kinh có thể có kinh nguyệt không đều trong một vài năm trước ổn định hoặc dừng hẳn kinh nguyệt.

Có nhiều nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt trở lên bất thường. Vì thế nếu dấu hiệu kinh nguyệt bất thường kèm theo những triệu chứng khác thì bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám chuyên khoa, tìm ra nguyên nhân và được tư vấn hướng điều trị thích hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

235.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan