Trẻ sơ sinh có thể nội soi tai mũi họng?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Nội soi tai mũi họng là kỹ thuật phổ biến giúp chẩn đoán các bệnh tai mũi họng chính xác. Kỹ thuật này tuy hiệu quả nhưng lại gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh cần hết sức lưu ý trong quá trình nội soi tai mũi họng cho trẻ.

1. Kỹ thuật nội soi tai mũi họng là gì?

Nội soi tai mũi họng là kỹ thuật sử dụng một ống nội soi mềm chuyên dụng để đưa ánh sáng vào bên trong vùng tai mũi họng. Giúp bác sĩ quan sát được mọi ngóc ngách, phát hiện những vấn đề bất thường, các tổn thương tai mũi họng, vị trí của các tổn thương để từ đó chẩn đoán bệnh lý và xác định nguyên nhân gây bệnh, đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Ngoài phục vụ quá trình chẩn đoán bệnh, nội soi tai mũi họng còn được sử dụng để ghi lại diễn biến cho việc theo dõi bệnh lý.

Kỹ thuật nội soi tai mũi họng ra đời đã giúp việc chẩn đoán bệnh lý tai mũi họng chính xác hơn, nhanh chóng hơn, chấm dứt thời kỳ khám bằng đèn pin, đè lưỡi... thông thường.

Nội soi tai
Nội soi tai cho trẻ

2. Khi nào cần nội soi tai mũi họng cho trẻ?

Nội soi tai mũi họng được chỉ định thực hiện khi bệnh nhân có các vấn đề về vùng tai, mũi, họng cần phải kiểm tra để xác định tình trạng bệnh. Trẻ cần được nội soi tai mũi họng trong các trường hợp như:

  • Trẻ bị ho kéo dài;
  • Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, tái đi tái lại;
  • Trẻ thường bị chảy máu mũi;
  • Trẻ bị viêm V.A: chảy mũi xanh kéo dài, ngủ ngáy, ngạt mũi...
  • Trẻ bị khản tiếng;
  • Trẻ nuốt vướng;
  • Trẻ nói mệt ;
  • Trẻ bị đau tai, có mủ trong tai, ù tai...
  • Trẻ nghi bị vướng dị vật ở tai, mũi, họng...
Trẻ em
Trẻ bị viêm V.A, ho kéo dài cần được nội soi tai mũi họng

3. Những lưu ý khi nội soi tai mũi họng cho trẻ

Trẻ nhỏ thường không hợp tác trong quá trình nội soi tai mũi họng do ống nội soi đi vào sâu trong họng khiến trẻ khó thở, buồn nôn. Trẻ sẽ có những biểu hiện như: giãy giụa, quấy khóc, lo sợ, la hét, nôn trớ, tím tái... Nếu phụ huynh không giữ trẻ thật chặt, để trẻ vùng vẫy trong quá trình thực hiện nội soi rất dễ xảy ra tổn thương do ống nội soi va chạm với vùng tai mũi họng, có thể dẫn đến chảy máu.

Khi nội soi tai mũi họng cho trẻ cần lưu ý:

3.1 Với trẻ lớn

Giải thích cho trẻ hiểu về quy trình nội soi. Giúp trẻ chuẩn bị tâm lý, hướng dẫn trẻ để trẻ hợp tác trong quá trình thực hiện. Trẻ chỉ cần ngồi yên, không cử động đầu, không xoay chuyển người trong một khoảng thời gian ngắn.

3.2 Với trẻ nhỏ

Các em bé nhỏ chưa có khả năng nhận thức được nên cha mẹ chỉ còn cách là bế trẻ và giữ thật chặt người trẻ. Mẹ bế trẻ ngồi trên ghế nội soi, cho trẻ dựa lưng vào người mẹ. Tay trái mẹ ốm bụng giữ chặt tay trẻ, đồng thời dùng 2 chân kẹp khóa chân trẻ lại.

3.3 Với trẻ sơ sinh

Nội soi tai mũi họng tuy hiệu quả nhưng bộ phận tai mũi họng của trẻ sơ sinh còn rất non nớt. Do đó, chỉ thực hiện nội soi tai mũi họng cho trẻ sơ sinh khi thực sự cần thiết và cần thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ và có thể xử lý được các tình huống bất ngờ xảy ra.

Trong quá trình nội soi tai mũi họng cho trẻ, nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra, cha mẹ nên hết sức bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ để có thể cấp cứu kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ , hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan