Xét nghiệm khả năng sinh sản cho phụ nữ

Nếu bạn quan hệ tình dục thường xuyên mà không có thai trong vòng 12 tháng (dưới 35 tuổi) và 6 tháng (trên 35 tuổi) thì bạn nên đi xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây vô sinh nữ.

1. Khám và hỏi bệnh vô sinh nữ

Nguyên nhân vô sinh có thể đến từ nam hoặc nữ hoặc cả hai, do đó, để quá trình khám diễn ra tốt đẹp và bác sĩ xác định được nguyên nhân vô sinh nữ thì người phụ nữ nên đi cùng với đối tác hoặc chồng để bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến sức khỏe và lối sống của cả hai như:

  • Tiền sử bệnh tật, tình trạng phẫu thuật
  • Loại thuốc đang sử dụng
  • Hút thuốc lá, uống rượu, ăn hoặc uống đồ uống có caffeine hoặc sử dụng các chất kích thích
  • Tiếp xúc với hóa chất, chất độc hoặc phóng xạ tại nhà hoặc nơi làm việc

Bác sĩ cũng sẽ muốn biết về đời sống tình dục của bạn, chẳng hạn như:

thuốc tránh thai hàng ngày
Người bệnh cần thông báo đến bác sĩ về tiền sử dùng thuốc tránh thai khi thực hiện xét nghiệm khả năng sinh sản

Các câu hỏi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như:

  • Bạn đã có thai trước đây chưa?
  • Kinh nguyệt trong năm qua có đều không?
  • Kinh nguyệt không đều và biến mất hoặc có đốm máu giữa các chu kỳ không?
  • Bạn có bất kỳ thay đổi trong lưu lượng máu hoặc sự xuất hiện của cục máu đông lớn không?
  • Những phương pháp kế hoạch hóa gia đình mà bạn đã sử dụng
  • Bạn đã bao giờ đi khám bác sĩ về vấn đề vô sinh nữ và đã được điều trị chưa?

2. Xét nghiệm khả năng sinh sản cho phụ nữ

Trên thực tế, vẫn chưa có xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán nguyên nhân vô sinh. Do đó, các bác sĩ sẽ phải sử dụng nhiều cách khác nhau để xác định nguyên nhân gây ra rắc rối về khả năng sinh sản của nữ giới.

Đầu tiên, bạn có thể được thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) nhằm phát hiện ung thư cổ tử cung, các vấn đề khác với cổ tử cung hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bất kỳ các bệnh lý nào trong số này có thể can thiệp vào việc mang thai.

Để có thai, bạn cần giải phóng một quả trứng mỗi tháng - được gọi là "rụng trứng". Bạn có thể cần các xét nghiệm để kiểm tra vấn đề này. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm nước tiểu tại nhà để tìm hoocmon luteinizing, hoặc LH. Hormone này thường xuất hiện ở nồng độ cao ngay trước khi bạn rụng trứng.

Pap Smear Test
Phụ nữ được chỉ định xét nghiệm PAP smear

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra mức độ hormone progesterone trong máu của bạn. Tăng progesterone cho thấy bạn đang rụng trứng.

Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ cơ thể mỗi sáng. Nhiệt độ cơ thể thường tăng lên một chút ngay sau khi rụng trứng. Bằng cách kiểm tra nhiệt độ mỗi sáng, bạn sẽ hiểu được quy luật rụng trứng của bản thân trong vài tháng.

Bác sĩ cũng có thể tiến hành các xét nghiệm trên tuyến giáp của bạn hoặc kiểm tra các vấn đề về nội tiết tố khác nhằm loại trừ các tình trạng có thể mất kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều.

3. Các xét nghiệm cơ quan sinh sản

Trước khi bạn có thể mang thai, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng của bạn đều cần phải hoạt động được. Bác sĩ có thể chỉ định một số các kỹ thuật xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh dưới đây:

  • Chụp buồng tử cung vòi trứng cản quang (tiếng anh là hysterosalpingogram và viết tắt là HSG): Kỹ thuật này sử dụng một loạt các tia X để chụp ống dẫn trứng và tử cung sau khi bác sĩ tiêm thuốc cản quang qua âm đạo. Một phương pháp khác sử dụng nước muối và không khí thay vì thuốc nhuộm và siêu âm. HSG có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem ống dẫn trứng của bạn bị chặn hoặc nếu bạn có bất kỳ khiếm khuyết nào ở tử cung hay không. Kỹ thuật chẩn đoán này thường được thực hiện ngay sau kỳ kinh.
  • Siêu âm qua âm đạo (Transvaginal ultrasound): Một bác sĩ đặt que đầu dò vào âm đạo và đưa nó đến gần các cơ quan vùng chậu. Kỹ thuật này sử dụng sóng âm thanh giúp bác sĩ sẽ có thể nhìn thấy hình ảnh của buồng trứng và tử cung để dễ dàng phát hiện các vấn đề ở trong các cơ quan này.
Siêu âm đầu dò
Đầu dò siêu âm được sử dụng trong phương pháp siêu âm qua âm đạo

  • Nội soi buồng tử cung (Hysteroscopy): Bác sĩ đặt một ống mỏng mềm và ở đầu có gắn một camera, từ từ đưa qua cổ tử cung và vào trong tử cung. Kỹ thuật này giúp bác sĩ nhìn được vào bên trong tử cung và nếu cần thiết có thể lấy mô tử cung để làm xét nghiệm.
  • Nội soi ổ bụng: Bác sĩ thực hiện kỹ thuật này thông vết cắt nhỏ trên bụng và chèn các dụng cụ đặc biệt vào bên trong, bao gồm cả máy quay. Kỹ thuật này có thể kiểm tra toàn bộ khung xương chậu và có khả năng khắc phục được một số vấn đề, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung.

4. Các xét nghiệm vô sinh khác

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để kiểm tra các vấn đề sinh sản.

  • Xét nghiệm nồng độ hormone nữ bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone kích noãn bào tố (follicle-stimulating hormone, FSH) có chức năng kích hoạt buồng trứng chuẩn bị một quả trứng để rụng mỗi tháng. Nếu nồng độ FSH cao có thể có nghĩa là khả năng sinh sản thấp. Nồng độ FSH trong máu được kiểm tra sớm trong chu kỳ kinh nguyệt (thường là vào ngày thứ 3).
  • Xét nghiệm thử thách clomiphene citrate (Clomiphene citrate challenge) có thể được thực hiện cùng với xét nghiệm FSH. Bạn uống một viên clomiphene citrate vào ngày thứ năm đến thứ chín của chu kỳ kinh nguyệt. FSH được kiểm tra vào ngày thứ 3 (trước khi bạn dùng thuốc) và vào ngày thứ 10 sau đó. Nồng độ FSH cao cho thấy bạn có cơ hội mang thai thấp hơn.

  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra hormone anti-müllerian AMH). Mức độ AMH cho thấy phụ nữ có bao nhiêu trứng, đây được gọi là dự trữ buồng trứng. Nếu mức độ càng cao thì cơ hội mang thai càng cao.
  • Xét nghiệm sau giao hợp (postcoital testing). Bác sĩ kiểm tra chất nhầy cổ tử cung của bạn sau khi bạn quan hệ tình dục.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung

Bạn có thể không cần phải thực hiện tất cả các xét nghiệm này. Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán nào phù hợp nhất. Sau khi xét nghiệm xong, khoảng 85% các cặp vợ chồng sẽ tìm được lý do tại sao họ gặp khó khăn khi mang thai.

Khám vô sinh, hiếm muộn
Khám hiếm muộn giúp các cặp vợ chồng tìm được nguyên nhân gây tình trạng muộn con

Khách hàng có thể đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đây là trung tâm hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp của người bệnh.

Ưu điểm khi khách hàng lựa chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec:

  • Được trang bị thiết bị hiện đại, hệ thống khí sạch theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo chất lượng lab, hệ thống tủ cấy đơn tối ưu hóa chất lượng phôi, nâng cao tỉ lệ thành công cho mỗi chu kỳ thụ tinh nhân tạo.
  • Thực hiện hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến trên thế giới: ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn); hỗ trợ phôi thoát màng; dự trữ sinh sản: đông phôi, đông tinh, đông noãn giúp KH chủ động thời gian sinh con theo ý muốn, chuyển phôi ngày 5, giảm thiểu thai; các kỹ thuật vô sinh nam (PESA, MESA, TEFNA, TESE)
  • Bên cạnh phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giỏi trong nước và thế giới, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hiếm muộn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Video đề xuất:

Các phương pháp điều trị vô sinh: Hi vọng cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

42K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: