Xử trí khi thai nhi ngôi mông

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trong các trường hợp được xác định là thai ngôi mông, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ có chọn lọc vì muốn an toàn cho cả mẹ và con, tức là không phải tất cả các trường hợp phải mổ. Tuy nhiên, trường hợp ngôi mông đủ và ngôi mông thiếu kiểu mông, thai phụ có thể sẽ được chỉ định sinh thường, nhưng còn tùy theo sức khỏe của mẹ, sự xoay trở của thai nhi trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ có giải pháp phù hợp cho sản phụ.

1. Thai ngôi mông là gì?

Thai ngôi đầu
Vị trí của thai nhi trong bụng mẹ rất quan trọng

Vị trí của thai nhi trong bụng mẹ rất quan trọng

Trong suốt quá trình mang thai, thai nhi sẽ thường xuyên chuyển động và thay đổi vị trí trong bụng của mẹ. Tuy nhiên, trước khi đến ngày dự sinh, hầu hết thai nhi đều xoay đầu xuống phần dưới của tử cung và đầu nằm trong khung chậu của mẹ. Nhưng có khoảng 4% thai nhi lại xoay phần mông (hoặc chân) xuống phía dưới. Khi thai nhi ở vị trí như vậy trước khi sinh, ta gọi là ngôi thai mông hoặc ngôi thai ngược.

Thai ngôi mông gồm có 3 loại:

  • Thai ngôi mông hoàn toàn: Mông của thai nhi hướng xuống đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.
  • Thai ngôi mông không hoàn toàn - kiểu mông: Mông của bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai chân duỗi thẳng ở ngay trước mặt của em bé, hai bàn chân rất gần nhau.
  • Thai ngôi mông không hoàn toàn - kiểu bàn chân: Có nghĩa là một hoặc cả hai bàn chân của bé hướng xuống đường dẫn sinh.

Về lý do tại sao thai nhi lại ngôi mông thì khó có thể nói chính xác được, nhưng có một số biến chứng có thể ảnh hưởng nhiều đến vị trí ngôi thai như:

  • Thai ngôi mông nhiều khả năng xảy ra ở những thai phụ mang đa thai, sinh non hoặc thai nhi có vấn đề về nhau thai.
  • Nước ối trong tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này (nước ối trong tử cung quá ít hoặc quá nhiều).

Tử cung của người mẹ có hình dạng bất thường hoặc u xơ tử cung đều có thể gây khó khăn cho em bé trong việc xoay đầu xuống dưới những tháng cuối.

2. Sinh thai ngôi mông có nguy hiểm không?

Việc sinh thai ngôi mông có nguy hiểm không là vấn đề mà nhiều mẹ bầu băn khoăn. Theo ý kiến của bác sĩ, sinh thai ngôi mông được cho là nguy hiểm, vì sẽ có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Việc đưa em bé ra khỏi bụng mẹ sẽ trở nên rất khó khăn. Trong trường hợp xấu nhất là thai nhi bị thiếu oxy. Nguyên nhân là do vỡ nước ối trước khi có cơn đau chuyển dạ và cuống nhau sẽ theo nước ối ra ngoài.
  • Đầu của thai nhi là phần to và cứng nhất lại sinh ra cuối cùng nên nguy cơ kẹt đầu hậu có thể làm thai chết hoặc sang chấn.
  • Trong trường hợp ngôi mông không hoàn toàn - kiểu chân, sinh thai ngôi mông thai phụ dễ có nguy cơ bị sa tử cung, thai nhi có thể gây áp lực lên rốn, từ đó dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu đến bé. Nếu sinh thường thai nhi có nguy cơ bị dị tật ở chân rất cao.
  • Đối với trường hợp ngôi mông không hoàn toàn - kiểu mông và ngôi mông hoàn toàn có nhiều khả năng có thể sinh thường một cách an toàn. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những biến chứng bạn cần sự trợ giúp và tư vấn từ các bác sĩ và nhân viên y tế có kỹ năng tốt.

Thai nhi ngôi mông không nguy hiểm nhưng gây khó khăn cho mẹ bầu khi sinh nở.

anh-huong-cua-suy-giap-den-ba-bau-va-thai-nhi
Thai nhi ngôi mông không nguy hiểm nhưng gây khó khăn cho mẹ bầu khi sinh nở

3. Xử trí thai ngôi mông

Trong các trường hợp xác định ngôi thai mông, bác sĩ thường sẽ chỉ định thai phụ phải sinh mổ có chọn lọc vì muốn an toàn cho cả mẹ và con, tức là không phải tất cả các trường hợp phải mổ.

Trường hợp ngôi mông đủ và mông thiếu kiểu mông, thai phụ có thể sẽ được chỉ định sinh thường. Điều này còn tùy theo sức khỏe của mẹ, sự xoay trở của thai nhi trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ có giải pháp phù hợp cho sản phụ. Cụ thể, thai ngôi mông có thể được chỉ định đẻ thường khi:

  • Trường hợp là thai nhi ngôi mông đủ hoặc thiếu kiểu mông.
  • Khung chậu của người mẹ rộng, cổ tử cung mở lớn.
  • Đầu thai nhi cúi tốt.
  • Thai nhi có cân nặng nhỏ hơn hoặc bằng 3.200g.

Trong trường hợp kèm theo các bất thường như sau thì các bác sĩ buộc phải tiến hành mổ lấy thai:

  • Trường hợp thai nhi ngôi mông thiếu kiểu chân.
  • Quá trình chuyển dạ kéo dài.
  • Khung chậu của người mẹ hẹp.
  • Đầu thai nhi cúi không tốt.
  • Vết mổ cũ trên tử cung.
  • Sinh con lần đầu và trọng lượng thai nhi lớn hơn 3.200g.

Vậy trong trường hợp không thể sinh thường mà được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai thì thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Theo đó, việc mổ ở tuần bao nhiêu sẽ dựa vào quá trình khám thai định kỳ của từng thai phụ. Điều quan trọng nhất với các mẹ bầu là cần khám và theo dõi thai nhi thường xuyên ở những tuần cuối của thai kỳ để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan