Sỏi bàng quang có cần mổ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Ngoại tiết niệu- Khoa Ngoại tổng hợp và Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sỏi bàng quang chiếm tỉ lệ tới 26% trong số các loại sỏi tiết niệu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng có phác đồ điều trị giống nhau, tùy từng tình trạng bệnh cụ thể để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất là phẫu thuật hay sử dụng thuốc điều trị.

1. Sỏi bàng quang là bệnh gì?

Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng xuất hiện trong bàng quang. Sỏi bàng quang thường xảy ra khi bạn không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài; nước tiểu kết cụm lại với nhau và tạo thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi.

Có thể nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang là từ sỏi thận, sỏi niệu quản (hoặc cả hai) rơi xuống. Khi sỏi rơi xuống bàng quang, trường hợp sỏi nhỏ, có thể sẽ được đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng với những viên sỏi lớn hơn, chúng nằm tại bàng quang, lâu ngày tích tụ lớn dần do các cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám vào gây nên các cơn đau khó chịu.

2. Đối tượng có nguy cơ bị sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang thường xảy ra nhiều ở nam giới hơn so với nữ giới do đặc điểm giải phẫu niệu đạo bàng quang và nhiều nguyên nhân .Đối tượng thường mắc như:

  • Phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi.
  • Bị sỏi thận hay sỏi niệu quản.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thất thường, kém khoa học.

3. Những dấu hiệu nhận biết

Sỏi bàng quang có cần mổ?
Đau bụng dưới hoặc vùng hạ vị là biểu hiện của sỏi bàng quang

Không phải bất kì sỏi bàng quang nào cũng xuất hiện các dấu hiệu giúp nhận biết bệnh sớm, chỉ khi sỏi di chuyển gây đau hoặc gây tắc nghẽn dòng tiểu thì người bệnh mới chú ý. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sỏi bàng quang sớm:

  • Đau bụng dưới hoặc vùng hạ vị.
  • Nước tiểu thường có màu sẫm hoặc có lớp màng bọc
  • Xuất hiện máu ở trong nước tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt, buốt.
  • Ở nam giới thường xuất hiện triệu chứng đau ở dương vật.
  • Sốt nhẹ trong một số trường hợp có nhiễm khuẩn.

4. Khi nào cần mổ sỏi bàng quang?

Hiện nay, trong điều trị sỏi bàng quang một số kỹ thuật y tế can thiệp như tán sỏi ngược dòng bằng laser, mổ hở lấy sỏi chỉ áp dụng với những trường hợp sỏi có kích thước lớn, hoặc không thể can thiệp qua đường niệu đạo.

Trên thực tế không có quy chuẩn chung nào về kích thước hay thời điểm phẫu thuật sỏi bàng quang, bác sĩ sẽ tự căn cứ vào từng tình trạng bệnh cụ thể và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Đối với bản thân người bệnh khi bị sỏi bàng quang, cần thường xuyên thăm khám định kỳ xem sỏi ở mức độ nào, kích thước, số lượng bao nhiêu, có gây biến chứng cấp tính hay mạn tính gì không... để có hướng điều trị kịp thời.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đầu tiên áp dụng đầy đủ các phương pháp điều trị bệnh sỏi bàng quang theo từng giai đoạn. Ngoài ra, bệnh viện còn có Gói Khám Sàng Lọc Tiết Niệu - Sỏi, giúp người bệnh phát hiện sớm các bệnh về tiết niệu, sỏi ngay cả khi chưa có triệu chứng. Gói Khám Sàng Lọc Tiết Niệu - Sỏi Tại Bệnh Viện Vinmec bao gồm nhiều tiện ích như:

  • Khách hàng được khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
  • Thực hiện các dịch vụ chụp Xquang và siêu âm chẩn đoán.
  • Phát hiện sớm các bệnh về tiết niệu, sỏi và được tư vấn điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan