Ăn xong bao lâu bạn có thể bắt đầu chạy?

Ăn xong có nên chạy? Đây là vấn đề không ít người gặp phải do muốn vận động làm tiêu bớt năng lượng. Tuy nhiên chạy sau khi ăn được khuyến cáo là gây hại cho dạ dày và một số cơ quan trên cơ thể. Do vậy, chúng ta cần nghỉ ngơi một thời gian trước khi chạy bộ để tránh gây hại cho sức khỏe.

1. Một số vấn đề dễ mắc phải nếu chạy sau khi ăn

Chạy sau khi ăn là một vấn đề được cấm kỵ để tránh bị sốc hay ảnh hưởng đến khả năng vận động của các cơ quan. Bạn thường cảm thấy buồn ngủ hoặc là mệt mỏi sau khi ăn nên sẽ không thể chạy được như khi đang luyện tập. Thông thường chúng ta được khuyên nên nghỉ ngơi để thức ăn tiêu hóa rồi mới tiến hành luyện tập chạy bộ.

Khi bạn kết thúc bữa chính có thể cần mất hàng giờ để tiêu hóa thức ăn, trong khi bữa ăn nhẹ chỉ mất khoảng 30 phút. Do vậy, bạn nên chạy sau khi ăn 2 giờ để đảm bảo không sốc hay ảnh hưởng đến dạ dày. Thêm vào đó bạn cần chú ý quan sát mọi biểu hiện bất thường trên cơ thể để nghỉ ngơi dừng lại đúng lúc.

Tác dụng chạy bộ
Chạy sau khi ăn là một vấn đề được cấm kỵ để tránh bị sốc hay ảnh hưởng đến khả năng vận động của các cơ quan

2. Món ăn nhẹ phù hợp cho người muốn bổ sung năng lượng để chạy bộ

Một bữa ăn nhẹ là giải pháp giúp bạn được cung cấp năng lượng và ngăn ngừa nguy cơ hạ đường huyết trong suốt quá trình vận động. Dựa trên sự an toàn, các thực phẩm ăn nhẹ bạn nên dùng được chia ra theo từng khung giờ:

2.1 Ăn khi tập chạy buổi sáng

Bài tập chạy bộ buổi sáng thường khá gò bó thời gian nên bạn khó có thể ăn uống rồi nghỉ vài giờ trước khi luyện tập. Việc đó sẽ khiến bạn phải dậy sớm ảnh hưởng đến thời gian ngủ khoa học của cơ thể. Hơn nữa khi bạn ngủ tất cả thức ăn bạn dùng buổi tối hôm trước đã được chuyển hóa thành năng lượng giúp các cơ quan bài tiết độc tố.

Do vậy bạn chỉ có thể ăn nhẹ vào buổi sáng để có đủ thời gian nghỉ ngơi và chạy bộ. Bữa ăn vào buổi sáng bạn cần bổ sung carbprotein để cung cấp năng lượng cho cả ngày làm việc.

  • Bơ hạt với 1 lát bánh mì và quả chuối
  • Sữa chua trái cây
  • Sinh tố rau củ
  • Bánh mì ngũ cốc
  • Cháo yến mạch

2.2 Ăn khi tập chạy buổi trưa

Nếu bạn dự định chạy bộ buổi trưa hãy chuẩn bị một bữa sáng giàu năng lượng. Đồng thời thêm bữa ăn nhẹ trước khi có kế hoạch chạy từ 2 -3 giờ:

  • Ngũ cốc hoặc bột yến mạch
  • Nửa chiếc bánh sandwich kèm bơ hạt
  • Một cốc sinh tố nhỏ
  • Một số loại hạt giàu dinh dưỡng

2.3 Ăn khi tập chạy buổi chiều và tối

Thời gian buổi chiều tối bạn thường có cảm giác thư thả hơn để hoạt động thể thao. Nhưng do bạn đã trải qua một ngày làm việc mệt mỏi nên cần bổ sung ít thức ăn nhẹ trước khi chạy để tránh kiệt sức hay hạ đường huyết. Đồng thời ăn nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng đến bữa tối của bạn.

  • Bánh quy hoặc pho mát
  • Thanh socola
  • Nửa lát bánh mì và chút đồ ăn kèm

Ngoài ra bạn cần lưu ý, thời gian chạy bộ là yếu tố quyết định nhu cầu năng lượng cơ thể bạn cần. Bạn chạy trong thời gian ngắn hoặc dưới 1 giờ hãy nhớ mang theo nước. Khi bạn luyện tập với cường độ cao hơn thì nên bổ sung đồ ăn có chứa carb hoặc một loại nước uống bù đắp năng lượng.

socola-den-co-giup-giam-cang-thang-cai-thien-tri-nho-1
Do bạn đã trải qua một ngày làm việc mệt mỏi nên cần bổ sung ít thức ăn nhẹ như bánh quy hoặc socola trước khi chạy để tránh kiệt sức hay hạ đường huyết

3. Một số lưu ý khi chạy bộ

Khi chạy bộ bạn có thể gặp một số tai nạn ngoài dự kiến cần được chuẩn bị phòng tránh từ trước.

3.1 Chuột rút

Khi vận động cơ thể chúng ta rất cần được bù nước để tránh mất nước gây mệt mỏi kiệt sức. Khi cơ thể mất nước sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người tập kèm theo một số triệu chứng như: chuột rút, đầy hơi và đau bụng.

Do vậy, việc uống nước cách nhau 15 - 30 phút sẽ cung cấp nước cho cơ thể một cách từ từ và đảm bảo. Nếu bạn có ý định chạy bộ vào buổi sáng hãy cân nhắc khẩu phần ăn giảm chất xơ ở buổi tối hôm trước để giảm chuột rút.

3.2 Buồn nôn

Khi cơ thể vận động tần suất cao rơi vào trạng thái mệt mỏi bạn sẽ cần bù nước để tránh cảm giác buồn nôn. Đặc biệt chạy trong thời tiết khắc nghiệt mùa hè bạn sẽ cần bổ sung nhiều nước hơn. Ngoài mất nước, say nước và rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến người chạy bộ có cảm giác buồn nôn.

Nếu bạn thấy xuất hiện cảm giác buồn nôn hãy nghỉ chân và ăn nhẹ để cung cấp năng lượng. Sau đó khi cơ thể dễ chịu và thời gian nghỉ ngơi đã đủ bạn có thể tiếp tục bài tập chạy bộ.

4. Uống nước khi chạy bộ

uống nước
Người chạy bộ không thể bỏ qua việc uống nước mỗi khi vận động

Người chạy bộ không thể bỏ qua việc uống nước mỗi khi vận động. Đặc biệt là khí hậu nóng bức cơ thể càng có nhu cầu cung cấp nước cao hơn bất kỳ lúc nào. Do vậy bạn cần dựa theo nhu cầu và từng bài tập để bổ sung nước sao cho phù hợp tránh nguy cơ mất nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Như vậy bạn có thể chạy bộ sau ăn nếu đã nghỉ ngơi vài giờ. Trong suốt những bài tập chạy bộ bạn cần chú ý bổ sung nước hoặc đồ ăn nhẹ để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.

Để có thêm nhiều thông tin bổ ích, phục vụ cho quá trình tập luyện được hiệu quả và đảm bảo sức khỏe, bạn có thể tham khảo nhiều thông tin bổ ích trên website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan