Cách chữa lành vết thương sau biến cố

Mặc dù vết thương tâm lý có thể gây ra phản ứng đáng sợ và khiến cơ thể bị suy nhược, nhưng đây cũng có thể là chất xúc tác cho những thay đổi tích cực trong một số trường hợp. Thậm chí biến cố có thể kích thích sự phát triển, sức mạnh và khả năng phục hồi nếu bạn biết cách biến đổi nghịch cảnh thành lợi thế cho mình. Điều quan trọng là dành thời gian để chữa lành vết thương đúng cách.

1. Trưởng thành sau biến cố

Trưởng thành sau biến cố là khi một người đã từng bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý, nay đã biết cách để tìm ra ý nghĩa từ những trải nghiệm của bản thân để sống cuộc sống theo một cách khác tích cực hơn.

Nói một cách dễ hiểu, khái niệm về sự trưởng thành sau biến cố nghĩa là những sự kiện đau buồn, căng thẳng và bất lợi xảy ra với con người có khả năng tạo ra những lợi ích tích cực. Những sự kiện này có thể là mắc bệnh nặng, mất người thân, xung đột chiến tranh hoặc bị tấn công tình dục,... Đây thường là những trải nghiệm có thể biến đổi cuộc sống của một cá nhân và sự trưởng thành sau biến cố là kết quả tích cực từ việc chịu đựng cuộc đấu tranh tâm lý sau đó. Các sự kiện đau buồn có thể là chất xúc tác cho sự phát triển tích cực, giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của căng thẳng sau biến cố.

Ví dụ, nhiều người bắt đầu tìm hiểu về cách chữa lành vết thương tâm lý sau khi trải qua đại dịch. Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng 88% trong số 385 người tham gia khảo sát nói rằng họ đã trải qua những tác động tích cực từ hoàn cảnh đại dịch đầy thách thức, chẳng hạn như học tại nhà, mất thu nhập và các mối quan tâm về sức khỏe.

Đặc biệt, những người được hỏi đã ghi nhận sự cải thiện tích cực trong các mối quan hệ gia đình và cho biết rằng họ đánh giá cuộc sống cao hơn. Một số khác nói rằng họ đã trải qua sự trưởng thành về tinh thần sau đại dịch và cho biết sức khỏe tâm lý đã được cải thiện.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý sau biến cố

Tại sao một số người có thể trưởng thành sau biến cố trong khi số khác lại không thể vượt qua? Chuyên gia cho rằng các yếu tố sau đóng vai trò chính:

  • Được giúp đỡ, ủng hộ

Các nghiên cứu cho thấy những người có gia đình ủng hộ và bạn bè hỗ trợ, cũng như tìm kiếm được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tốt sẽ có nhiều khả năng hồi phục hơn.

  • Đặc điểm tính cách tích cực

Sự cởi mở khiến họ mạnh dạn xem xét lại cuộc sống và chấp nhận thay đổi. Trong khi những người hướng ngoại nhiều khả năng sẽ phản ứng tích cực và bắt đầu tìm cách để kết nối xã hội. Những đặc điểm tính cách tích cực - chẳng hạn như lạc quan và luôn nhìn về tương lai, cũng có thể góp phần chữa lành vết thương tâm lý.

  • Xem biến cố như một trải nghiệm

Khi một người từng trải qua biến cố nếu có thể xem đây chỉ là một trải nghiệm trong cuộc sống, họ sẽ được chữa lành vết thương tâm hồn và rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Nếu không, họ có thể vẫn ở trong trạng thái sang chấn và đau thương.

chữa lành vết thương
Xem biến cố như một trải nghiệm có thể giúp chữa lành vết thương

Các chuyên gia cho rằng ai cũng có thể dùng những trải nghiệm đau thương từ biến cố để thúc đẩy tinh thần và đánh giá sâu sắc hơn về cuộc sống. Họ khuyên bạn nên tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần chuyên nghiệp. Tiếp cận những cách chữa lành vết thương dựa trên khoa học có thể làm giảm các triệu chứng tâm lý và thay đổi cuộc sống. Những phương pháp này có hiệu quả đối với nhiều loại tổn thương, bao gồm rối loạn căng thẳng mức độ nhiều/ phức tạp, thương tiếc, lo lắng và trầm cảm liên quan đến tổn thương tâm lý.

Cần lưu ý rằng biến cố ảnh hưởng đến mọi người theo cách khác nhau, không được đè nén hoặc bỏ qua nỗi đau khổ của bản thân để cố chấp theo đuổi sự lạc quan. Là con người bình thường, bạn không thể thể hiện những cảm xúc tiêu cực của mình theo một cách lành mạnh và tích cực được.

3. Làm thế nào để chữa lành vết thương tâm lý?

Nếu đã trải qua biến cố, bạn có thể thực hiện những bước để trưởng thành hơn sau trải nghiệm đau buồn của mình. Các bước này bao gồm:

  • Suy ngẫm về trải nghiệm và cảm xúc của bản thân

Bước đầu tiên, chuyên gia gợi ý nên xử lý cảm xúc của bạn bằng cách viết ra. Suy ngẫm về những gì đã trải qua và cách bạn đã phản ứng, đặc biệt là viết ra, giúp bạn nhận thức rõ hơn về cách chữa lành vết thương và có thể nuôi dưỡng lòng biết ơn, đánh giá cao ý nghĩa trong sống. Khi được bày tỏ hết nỗi lòng, chúng ta sẽ trở nên cởi mở và có thể bắt đầu nhận thấy cuộc sống này phong phú, thú vị ra sao.

  • Tăng kết nối cộng đồng

Chuyên gia tin rằng việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người bạn tin tưởng cũng có thể giúp ích. Cộng đồng thế giới đã xích lại gần để hỗ trợ lẫn nhau trong thời kỳ đại dịch, thúc đẩy mối quan hệ và giúp đỡ những người dễ bị tổn thương. Nhiều người nói rằng điều này đã khiến họ cảm thấy trân trọng người khác hơn và cảm thấy mình là một phần của điều gì đó lớn lao. Trước hết, nên tìm kiếm sự hỗ trợ về sức khỏe tinh thần và tiếp cận với những người thân thiết.

  • Tìm kiếm hỗ trợ sức khỏe tâm thần

Điều quan trọng cần lưu ý là một số trường hợp không thể tự chữa lành vết thương tâm hồn quá lớn, do đó điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp từ một chuyên gia có trình độ.

Chữa lành vết thương tâm hồn bằng cách tăng kết nối cộng đồng
Chữa lành vết thương tâm hồn bằng cách tăng kết nối cộng đồng

4. Khi nào cần trợ giúp y tế?

Các triệu chứng của sang chấn tâm lý bao gồm:

  • Luôn đề phòng, ở trong trạng thái cảnh giác cao độ;
  • Có những suy nghĩ kì lạ xâm nhập;
  • Gặp ác mộng;
  • Thường xuyên hồi tưởng lại ký ức;
  • Tăng sử dụng rượu hoặc ma túy;
  • Rối loạn giấc ngủ.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải những triệu chứng trên, chuyên gia khuyên nên thực hiện các bước sau:

  • Nói chuyện với bác sĩ hoặc gọi cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần;
  • Nói chuyện với một người bạn đáng tin cậy hoặc người thân trong gia đình về những gì bạn đang gặp phải;
  • Cân nhắc viết nhật ký về những trải nghiệm của bạn. Chính quá trình viết ra mọi thứ từ A - Z thực sự có thể hữu ích với bạn;
  • Thay vì đẩy những suy nghĩ và cảm giác khó chịu của bạn ra xa hoặc cố tình đánh lạc hướng bản thân, bạn có thể học cách chịu đựng chúng. Sử dụng các kỹ thuật như hít thở sâu 3 - 4 chu kỳ thực sự có thể làm tăng khả năng xử lý những suy nghĩ phiền muộn;
  • Tìm hiểu về các liệu pháp tâm lý.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp khủng hoảng, có ý định tự tử hoặc tự làm hại bản thân, vui lòng tìm kiếm sự hỗ trợ ngay lập tức bằng cách gọi cho số đường dây nóng. Trong khi chờ sự trợ giúp đến, hãy ở bên cạnh họ và loại bỏ mọi vũ khí hoặc chất có thể gây hại. Nếu các bạn không ở cùng nhau, hãy tiếp tục nói chuyện với họ cho đến khi có sự trợ giúp chuyên nghiệp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, apa.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Rối loạn ăn tóc
    Rối loạn ăn tóc

    Theo các chuyên gia tâm lý - tâm thần, chứng nhổ tóc (trichotillomania) hay rối loạn nhổ tóc (hair-pulling disorder) được coi là một bệnh lý tâm thần. Từ chứng nhổ tóc nhiều bệnh nhân chuyển sang ăn tóc, tóc ...

    Đọc thêm
  • Suy nghĩ tiêu cực
    Ứng phó với cảm xúc tiêu cực (Phần 2)

    Dưới đây là nguyên văn bài thiền trích trong cuốn sách Search Inside Yourself của Chade-Meng Tan mà tôi muốn chia sẻ với các bạn để chúng ta có thể thực hành và rèn luyện. Chúng ta có thể tự ...

    Đọc thêm
  • Trầm cảm 1
    Ứng phó với cảm xúc tiêu cực (Phần 1)

    Chắc chắn trong mỗi chúng ta đều có những lúc cảm thấy bực bội, khó chịu, buồn bã, thất vọng, .... và mỗi người lại có những cách phản ứng lại với những căng thẳng, cảm xúc không mong muốn ...

    Đọc thêm
  • Chán
    Chán nản, dễ dao động có phải dấu hiệu rối nhiễu tâm lý?

    Chào bác sĩ. Tôi có con trai, nay 21 tuổi, hiện đang học trong quân đội. Gần đây cháu có biểu hiện khác thường. Thứ nhất là cứ đòi bố mẹ tìm người yêu và cưới ngay. Thứ hai là ...

    Đọc thêm
  • Paxine-20
    Công dụng thuốc Paxine-20

    Thuốc Paxine 20 được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Synmedic Laboratories - Ấn Độ, thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích về thuốc Paxine ...

    Đọc thêm