Chữa táo bón, đái dầm bằng rau ngót được không?

Rau ngót là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đặc biệt, vì có vị ngọt, mát, tính bình... nên có thể chữa đái dầm bằng rau ngót.

1. Rau ngót có tác dụng gì?

Rau ngót còn được gọi là bồ ngót, bù ngót hay hắc diện thần. Rau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr, loại rau thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Chúng là loại cây nhỏ nhẵn và có nhiều cành mọc thẳng.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, rau ngót có chứa các thành phần dinh dưỡng cao hơn so với các loại rau khác, cụ thể như sau:

  • Trong 100g rau ngót có chứa 6,5g protein; 0,08g chất béo; 9g đường; 503mg kali; 15,7mg sắt; 13,5mg mangan; 0,45g đồng, 23.300 UI betacaroten, 85mg vitamin C, 0,033mg vitamin B1; 0,88mg vitamin B2.
  • Đây là loại rau có chứa nhiều acid amin, trong 100g rau ngót có 0,34g threonin; 0,25g phenylalanin; 0,24g leucin; 0,23g isoleucin; 0,16g lysin; 0,13g methionin; 0,05g trypthophan là những acid amin rất cần thiết cho cơ thể.
  • Rau ngót là một trong số hiếm thực vật hiếm có chứa vitamin K. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn các loại rau có chứa vitamin K sẽ giúp làm giảm nguy cơ gãy xương từ người già, vì chúng bảo vệ cấu trúc khung xương chống lại sự bào mòn.
  • Rau ngót có chứa papaverin, hợp chất được sử dụng trong điều trị với tác dụng giãn cơ trơn mạch máu, làm giảm cơn đau phủ tạng, tụt huyết áp và gây cương cứng dương vật. Trong 100g rau ngót có chứa 580mg papaverin nên nếu ăn nhiều rau ngót trong một bữa thì về lý thuyết có thể gặp các phản ứng phụ do papaverin gây ra.
  • Rễ rau ngót có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp nên những cây có tuổi thọ từ 2 năm trở lên được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.

Nhờ thành phần có nhiều chất dinh dưỡng, lại có tính mát lạnh, vị ngọt nên rau ngót có nhiều công dụng. Theo y học cổ truyền, rau ngót có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, làm tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Một số công dụng đáng chú ý của rau ngót như sau:

  • Chữa đái dầm bằng rau ngót.
  • Trẻ bị táo bón cũng có thể dùng rau ngót để nhuận tràng.
  • Chữa sót nhau thai.
  • Điều trị đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu.
  • Chữa tưa lưỡi.
  • Giảm sưng nhức bàn chân.
  • Dùng rau ngót nấu canh giải nhiệt mùa hè.
  • Giã nhỏ rau ngót lấy nước uống và dùng bã đắp vào gan bàn chân có tác dụng chữa chậm kinh ở phụ nữ.
  • Rau ngót có tác dụng điều trị ở trẻ âm hư ra mồ hôi trộm, người luôn nóng.

2. Rau ngót chữa táo bón như thế nào?

Theo y học cổ truyền, rau ngót được xem là một trong những vị thuốc quan trọng trong bài bài thuốc điều trị táo bón ở trẻ em.

Điều trị trẻ bị táo bón bằng rau ngót như sau: Bạn dùng 30g rau ngót, 30g bầu đất và một quả bầu dục heo nấu thành canh cho trẻ ăn. Đây là món canh bổ dưỡng, kích thích trẻ ăn ngon và là bài thuốc chữa táo bón cho trẻ. Không chỉ tốt cho trẻ em mà đối với người lớn nó còn là vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe trong trường hợp mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau sinh.

trẻ bị táo bón
Ngài việc chữa đái dầm bằng rau ngót thì loại cây này cũng đực sử dụng để trị táo bón.

3. Chữa đái dầm bằng rau ngót ở trẻ em như thế nào?

Vì có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, lợi tiểu... nên có thể chữa đái dầm bằng rau ngót.

Bạn dùng khoảng 40g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội, khuấy đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, mỗi lần uống một bát con để chữa đái dầm. Thường sau 2 – 3 lần uống đã cho kết quả cải thiện hơn so với trước.

Như vậy, rau ngót là một bài thuốc dân gian được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh như táo bón, đái dầm ở trẻ em, giải độc rượu, đau mắt đỏ... Tuy nhiên, bạn nên dùng rau ngót với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều để phòng tránh tác dụng phụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan